Các chuyên gia Việt Nam sang giúp Campuchia: Vinh dự đón nhận Huân chương Sao Vàng

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao Huân chương Sao Vàng tặng Lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, giai đoạn 1979-1989.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao Huân chương Sao Vàng tặng Lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, giai đoạn 1979-1989.
(PLVN) - Mới đây, lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia giai đoạn 1979-1989 vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng. 40 năm trước, ở bên kia biên giới, những người lính và chuyên gia Việt Nam sang giúp Campuchia không chỉ để lại một phần tuổi trẻ, mà cả một phần thân thể và máu xương.

Khép lại trang lịch sử đen tối của dân tộc Campuchia 

Cách đây 40 năm, trước những tội ác tày trời, vô cùng dã man, tàn ác của Khmer đỏ đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, thể theo lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia đề nghị Việt Nam giúp đỡ giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Ngày 7/1/1979, Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Campuchia đã đánh đổ Khmer đỏ, chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại thế kỷ 20, khép lại trang lịch sử đen tối của dân tộc Campuchia.

Cả đất nước Campuchia từ sau ngày 17/4/1975 đến trước ngày 7/1/1979 chìm trong loạn lạc đẫm máu, khi chính quyền do Pol Pot-Ieng Sary cầm đầu, xóa bỏ tận gốc mọi cơ sở xã hội khi xây dựng “nhà nước mới” không chợ, không tiền, không trường học, không đô thị, không trí thức, không tôn giáo - một xã hội nông nghiệp không tưởng với mô hình nhà nước kỳ dị cưỡng bức nhân dân từ đô thị về nông thôn, dồn dân vào sâu trong nội địa…

Chúng đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa diệt chủng tàn khốc; mở nhiều đợt thanh trừng tàn bạo những thành phần chống đối, kể cả trong quân đội; gây xáo trộn và mâu thuẫn nội bộ gay gắt. Hàng chục vạn người Campuchia, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên phải tìm cách chạy trốn sang Việt Nam.

Thảm họa diệt chủng ở Campuchia là hiện tượng chưa từng có trong khu vực Đông Nam Á thời hiện đại. Pol Pot - Ieng Sary trong thời gian cầm quyền 3 năm 8 tháng 20 ngày (1975-1979), giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia (tương đương 25% dân số đất nước). 

Tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary còn xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, gây ra nhiều tội ác theo lối diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam. Chúng khiêu khích và nhiều lần gây xung đột quân sự trên các vùng biên giới Việt Nam, tiến tới việc phát động cuộc chiến tranh đẫm máu sang toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam. Như thảm sát Ba Chúc ở An Giang từ ngày 18/4 đến 30/4/1978 giết hại 3.157 người. 

Kể từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978, bè lũ Pol Pot đã giết hại hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người khác, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người; hàng nghìn trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, nhà chùa bị đốt phá; hàng nghìn trâu bò bị cướp, giết; hàng nghìn héc-ta lúa màu bị phá hoại, hàng vạn héc-ta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới phía Tây Nam bị bỏ hoang; nửa triệu dân sát biên giới phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng để chạy dạt về phía đông, sống chen chúc bên những hố bom B-52 chưa kịp lấp. 

Quân và dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, đồng thời đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia và nhân dân Campuchia anh em, cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Phần thưởng cao quý 

Trong 10 năm, từ 1979 đến 1989, đã có gần 3,5 vạn chuyên gia Việt Nam sang giúp Campuchia. Trong Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia có các đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều cán bộ cấp cục, vụ ở T.Ư và cấp sở ở địa phương, được cơ cấu trong thành phần: Đoàn chuyên gia T.Ư Đảng (Ban B68); Đoàn chuyên gia Chính phủ (A40); Đoàn chuyên gia Quân ủy T.Ư và Bộ Quốc phòng (Đoàn 478); Đoàn chuyên gia an ninh (K79); Đoàn chuyên gia TP. Hồ Chí Minh (A50); Đoàn chuyên gia cấp tỉnh của 18 tỉnh, thành phố.

Trong 10 năm gian khổ ấy, cùng với quân tình nguyện, đội ngũ chuyên gia Việt Nam đã không quản ngại hy sinh, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đem hết công sức, trí tuệ, xương máu của mình với tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, giúp đỡ kịp thời, vô tư, chí tình, chí nghĩa, cùng nhân dân Campuchia bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, ngăn chặn không để chế độ diệt chủng quay trở lại.

Ông Vũ Oanh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia cho biết, thực hiện chủ trương về nghĩa vụ quốc tế của Đảng, ngày 16/6/1978, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 20 thành lập Ban Công tác Z T.Ư, lấy bí danh là Ban B - 68 trực thuộc T.Ư Đảng.

Đây là tổ chức đầu tiên của lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia. Trước và trong những ngày Tổng phản công giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, Ban B68-cơ quan tham mưu của Đảng ta đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, sáng tạo, kịp thời và có hiệu quả.

Mới đây, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư T.Ư Đảng, Văn phòng T.Ư Đảng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Sao Vàng cho lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, giai đoạn 1979-1989.

Trực tiếp trao Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước ta tặng Lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, giai đoạn 1979-1989, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, đây là sự ghi nhận, đánh giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với công lao to lớn của đội ngũ chuyên gia Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia.

Thường trực Ban Bí thư mong rằng, đội ngũ cựu chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia tiếp tục là cầu nối, đóng góp nhiều hơn nữa cho tình hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia, cho sự phát triển của hai dân tộc. 

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024

Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43

(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội: Phải giải quyết dứt điểm tồn đọng của các dự án PPP trong năm 2023

Chủ tịch Quốc hội kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5.
(PLVN) - Sáng ngày 8/6, phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải và thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế của ngành giao thông trong thời gian qua.

Chính phủ đề nghị nghiên cứu hoàn thiện chế độ tiền lương mới

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, của cử tri và của các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn
(PLVN) -  Các đại biểu Quốc hội đánh giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành rất sát phiên chất vấn. Qua phần chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội luôn lắng nghe và ghi rất chính xác những câu hỏi của các đại biểu, những câu hỏi chưa được trả lời hoặc Bộ trưởng trả lời chưa trúng đã có sự điều hành để Bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm những vấn đề đặt ra.

Giá đăng kiểm sẽ do thị trường quyết định

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn.
(PLVN) -Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp phiên toàn thể tại hội trường của Quốc hội chiều nay - 7/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết:  “Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính và đã đưa nội dung này vào dự thảo Luật Giá, theo đó loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá đang quản lý và để thị trường quyết định.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam
(PLVN) -  Được xem như cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, có thể khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã và đang rọi sáng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong tình hình hiện nay cũng như hoàn thiện, củng cố hệ thống pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

'Chìa khóa' tháo gỡ

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Bắt đầu từ hôm qua (6/6), Quốc hội đã và đang chất vấn Chính phủ, các “Tư lệnh ngành” được ủy quyền sẽ trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề: LĐ-TB&XH; dân tộc; KH&CN; GTVT.

Nâng cao trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII. (Ảnh Trí Dũng-TTXVN)
(PLVN) -  Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ ra khỏi đội ngũ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng… Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương; tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức.

Các Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề, không né tránh

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và lĩnh vực dân tộc diễn ra hôm nay (6/6), các đại biểu đánh giá các Bộ trưởng đã không né tránh, đi vào vấn đề một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, các Bộ trưởng cần làm rõ thêm một số giải pháp để có thể giải quyết tốt vấn đề đặt ra.

Công tác dân tộc - nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, thời gian qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt; sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường...

Dấu ấn nổi bật của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Sáng 6/6, tại TP Đông Hà, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo khoa học “Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

'Quy định đóng bảo hiểm 20 năm mới hưởng lương hưu, người lao động khó chờ đợi được'

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.
(PLVN) - Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng nay, 6/6, đề cập về việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng cần tính một cách tổng thể các chính sách liên quan đến BHXH. Theo Bộ trưởng, những ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may mà quy định kéo dài 20 năm, lao động nam đủ 62 tuổi mới được nghỉ hưu, lao động nữ 60 tuổi đều rất "khó đợi được".

Giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách, tạo chuyển biến thực chất trong lĩnh vực được chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
(PLVN) - Sáng nay, 6/6, phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu QH tiếp tục phát huy tinh thần “Tận tâm - Tận lực - Tích cực - Tâm huyết - Trách nhiệm” trong hoạt động chất vấn; các Bộ trưởng, Trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải trình rõ ràng về nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục, để phiên chất vấn thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao.

Hoàn thiện cơ chế pháp lý về quy trình, thủ tục giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
(PLVN) - Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều 5/6, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý về quy trình, thủ tục giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng và đề nghị nghiên cứu, quy định một cách hiệu quả về vấn đề tài chính, hạch toán, báo cáo của các tổ chức tín dụng.