Các chương trình mục tiêu quốc gia: Nỗ lực, quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp. (Ảnh: VGP).
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -Sáng 11/12, chủ trì cuộc họp trực tuyến với 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt dưới 50% kế hoạch năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương phải cố gắng, phấn đấu, nỗ lực, quyết liệt cao hơn.

Các địa phương dự họp gồm: Điện Biên, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đắk Nông, Bình Thuận, Kiên Giang. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến ngày 30/11/2023, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 của tỉnh Điện Biên khoảng 583,187 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 46% kế hoạch; Hòa Bình khoảng 300 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 48% kế hoạch; Hà Tĩnh khoảng 105,708 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 38% kế hoạch; Quảng Bình khoảng 175,742 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 48% kế hoạch; Quảng Nam khoảng 422,959 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 44% kế hoạch; Bình Định khoảng 148,330 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 44% kế hoạch; Phú Yên khoảng 93 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 43% kế hoạch; Đắk Nông khoảng 240 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 39% kế hoạch; Bình Thuận khoảng 128,120 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 49% kế hoạch; Kiên Giang khoảng 80 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 40% kế hoạch.

Đối với vốn đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023, tỷ lệ giải ngân của các địa phương đạt từ 58 - 100%, trong đó, Bình Thuận đã hoàn thành giải ngân vốn năm 2022, Phú Yên đạt 96% và Đắk Nông đạt 84%.

Lý giải nguyên nhân chậm giải ngân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một số quy định về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phải sửa đổi, bổ sung, cập nhật nhiều do trong thực tiễn thực hiện vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập; một số văn bản trả lời kiến nghị trong thực hiện chương trình MTQG chưa thực sự rõ ràng dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo tại một số địa phương phần đông có thành viên bị bệnh tật, khuyết tật, thiếu đất để xây dựng chuồng trại, thiếu lao động để tham gia dự án... nên không đáp ứng điều kiện để tham gia dự án, phương án sản xuất, dịch vụ theo quy định. Một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, trên thực tế, cùng điều kiện tương đồng, nhưng vẫn có những địa phương đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương phải cố gắng, phấn đấu, nỗ lực, quyết liệt cao hơn. Các địa phương khi có vướng mắc cần chủ động tìm hiểu kinh nghiệm của các địa phương khác, trao đổi trực tiếp với các Bộ, ngành thông qua đường dây nóng đã thiết lập. Đồng thời, chú trọng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để vừa rút ngắn được thời gian chuẩn bị hồ sơ dự án, vừa bảo đảm chất lượng, hiệu quả đầu tư các dự án, vừa bảo vệ được cán bộ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các địa phương phải đặc biệt quan tâm nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, chuẩn bị hồ sơ dự án... cho cán bộ cấp cơ sở để có thể đảm đương được công việc sau khi được phân cấp, cần thiết có thể lập các tổ công tác xuống tận cơ sở để hướng dẫn như nhiều địa phương đã triển khai có hiệu quả. Các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục rà soát, trao đổi các vấn đề còn vướng mắc, kịp thời hỗ trợ các địa phương tăng tốc giải ngân vốn của các chương trình MTQG...

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.