Các chương trình liên quan di sản văn hóa: Thận trọng khi thực hiện

Chương trình “Trăm năm sân khấu” gây tranh cãi về cách thực hiện. (Ảnh chụp màn hình).
Chương trình “Trăm năm sân khấu” gây tranh cãi về cách thực hiện. (Ảnh chụp màn hình).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tín hiệu đáng mừng những năm gần đây là ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia bảo vệ, tôn vinh những nét đẹp văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cần thận trọng khi thực hiện các dự án này bởi cách làm “quá đà” có thể biến mục đích tốt thành phản cảm.

Người trẻ yêu di sản

Các bạn trẻ hiện có nhiều ưu thế về sự nhanh nhạy và áp dụng công nghệ để có nhiều phương tiện, cách thức tham gia công cuộc gìn giữ phát huy văn hoá truyền thống.

Có thể kể đến những nhóm trẻ với các dự án tìm hiểu về phong tục tập quán xưa của người Việt, tái hiện những giá trị văn hoá đẹp như trang phục, các loại hình nghệ thuật... Ngoài việc thành lập các hội, nhóm có chung mối quan tâm, nhiều nhóm còn sử dụng phim hoạt hình, truyện tranh tự sáng tác để lồng ghép các yếu tố lịch sử, văn hoá Việt.

Nhiều dự án dài hơi cũng được thực hiện bởi các bạn trẻ và các nhà đầu tư nghệ thuật. Như dự án “Trường Ca Kịch Viện” - một chuyên trang đời sống online, khai thác các đề tài ẩm thực, xã hội, thời trang, lịch sử, văn hóa - nghệ thuật Việt Nam, với khoảng 30 thành viên là sinh viên các trường đại học trong nước và quốc tế. Trong hơn 3 năm hoạt động, dự án nhận được sự ủng hộ lớn từ phía cộng đồng, có sức lan toả trên mạng và nhận được sự giúp đỡ ủng hộ của nhiều các nghệ sĩ gạo cội.

Dự án sách ảnh nghệ thuật “Gánh hát lưu diễn muôn phương” của một nhóm bạn trẻ được thành lập năm 2021 nhằm giới thiệu 30 loại hình diễn xướng và lễ hội dân gian đặc sắc trên mọi miền đất nước. Dự án được định hướng, hỗ trợ bởi các nhà nghiên cứu, những người có chuyên môn và các nghệ sĩ tên tuổi.

Có thể kể đến nhiều dự án khác như “Cải lương trăm năm nguồn cội” do NSND.TS. Bạch Tuyết chủ trì và đông đảo người trẻ tham gia, ủng hộ. Dự án “Tiếp bước trăm năm” truyền dạy cải lương miễn phí cho trẻ em và thanh, thiếu niên do các thầy cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM và các nghệ sĩ cải lương thực hiện, với sự tham gia của nhiều người trẻ. Dự án “Đoạn trường vinh hoa”, Talkshow “Chiếu Xẩm - Xưa và Nay”...

Còn không ít những chương trình nhỏ do các bạn trẻ thực hiện như những buổi chiếu phim miễn phí về văn hoá, nghệ thuật cổ truyền, một số quán cà phê biểu diễn định kì âm nhạc dân tộc...

Điểm khác biệt trong các chương trình do người trẻ thực hiện hoặc tham gia là sự tôn vinh di sản, tôn vinh văn hoá cổ truyền dân tộc dưới một góc nhìn mới, trẻ trung, mang đầy hơi thở thời đại, đặc biệt dễ đến gần hơn với các khán giả trẻ.

Cần có chiều sâu văn hóa

Tuy nhiên, khi thực hiện các dự án về văn hoá dân tộc, sự nhiệt tình là chưa đủ. Để góp phần gìn giữ, phát huy di sản văn hoá, các bạn trẻ phải thực sự nghiêm túc, tìm hiểu, tích luỹ kiến thức, có chiều sâu về văn hoá, thấu hiểu và trân trọng các giá trị văn hoá cổ truyền. Nhiều ý kiến cho rằng, thái độ khi thực hiện các dự án này cũng rất quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến cảm tình, đón nhận của công chúng đối với dự án.

Mới đây, một chương trình được đánh giá có mục đích tốt là “Trăm năm sân khấu” nhưng lại vướng lùm xùm không đáng có về cách thực hiện. Chương trình này của Vietcetera, là dự án khơi dậy tình yêu của khán giả với các loại hình sân khấu, nhất là sân khấu dân tộc như cải lương. Hình thức thực hiện là các talk show về nghệ thuật dân tộc, mỗi số người dẫn chương trình sẽ trò chuyện với một nghệ sĩ.

Tuy nhiên, chương trình mới phát sóng mấy số đã nhận làn sóng chỉ trích từ khán giả. Nhiều người cho rằng cách dẫn của MC gây phản cảm, thiếu tế nhị khi liên tục ngắt lời các nghệ sĩ gạo cội, đưa những kiến thức sai với cách nói “gây sốc” trong cuộc trò chuyện. Ngoài ra, chương trình còn bị nhóm Hiếu Văn Ngư tố tự ý sử dụng tư liệu về hát bội trong dự án Hát bội 101 của nhóm này. Nhóm thực hiện “Trăm năm sân khấu” đã gửi lời xin lỗi đến khán giả, đồng thời hứa thay đổi, sửa chữa để chương trình hoàn thiện hơn.

Trường hợp trên có thể xem là một bài học kinh nghiệm cho nhiều nhóm bạn trẻ khi bắt tay thực hiện các dự án tôn vinh văn hoá dân tộc. Ở một chiều khác, có ý kiến cho rằng công chúng cũng nên có cái nhìn nhẹ nhàng, cảm thông hơn, khuyến khích tinh thần của những người trẻ dám dấn thân, dám nghĩ, dám làm để góp sức bảo tồn di sản văn hóa cha ông để lại.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Đọc thêm

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .