Các bệnh xá huyện đảo Trường Sa: Cứu chữa kịp thời cho ngư dân ngư trường Trường Sa

Các bệnh xá huyện đảo Trường Sa: Cứu chữa kịp thời cho ngư dân ngư trường Trường Sa
(PLO) - Thời gian qua, các bệnh xá trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã phát huy tốt vai trò trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho quân, dân trên đảo và cấp cứu kịp thời cho ngư dân gặp nạn khi lao động trên các vùng biển, đảo.  

Bệnh xá đảo Trường Sa vừa mới được xây xong và đưa vào sử dụng với đầy đủ trang thiết bị như máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy siêu âm màu 4 chiều, máy gây mê kèm thở, hệ thống truyền dữ liệu và hội chẩn từ xa. Bên cạnh đó, trong năm 2016, một số bệnh xá ở đảo Song Tử Tây, Nam Yết cũng được xây mới và đầu tư trang thiết bị hiện đại. Sự có mặt của các bệnh xá ở vùng biển Trường Sa đã góp phần rất lớn trong việc cứu chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo và ngư dân hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa.

Thượng tá Đỗ Thế Tuyến - Đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn cho biết, bệnh xá đảo này đã cấp cứu thành công một ngư dân bị đứt lìa bàn tay. 6h20 ngày 29/3/2017, các bác sĩ Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn đã tiếp nhận ngư dân Nguyễn Ngọc Quý (57 tuổi, quê ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), làm việc trên tàu cá QNg 95186TS. Ông Quý vào trạm xá trong tình trạng bị đứt rời hoàn toàn bàn tay phải, mất máu nhiều, bàn tay có dấu hiệu hoại tử, tím tái.

Ngư dân Quý cho biết, trong lúc lao động, ông bị dây curoa của máy tàu quấn vào tay phải và cắt rời hoàn toàn bàn tay. Sau khi được cầm máu tại chỗ, ông được tàu cá QNg 95186TS đưa vào Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn. Tại đây, các bác sĩ đã cầm máu, vô khuẩn, rửa vết thương, tiến hành phẫu thuật, cắt cụt, tạo mỏm cụt cẳng tay phải.

Ngày 12/9/2017, ngư dân Thái Văn Rô (SN 1991, quê ở xã Mỹ Thắng, huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định) là thuyền viên tàu cá BĐ 94815TS khi đang khai thác hải sản trên khu vực biển gần đảo Song Tử Tây thì bị cáp kéo lưới quất vào mặt sau cẳng tay trái. Do chủ quan nên anh Rô không vào đảo khám mà vẫn tiếp tục ở lại tàu cá. Đến ngày 15/9, khi tay bị sưng nề và đau buốt, tàu cá mới đưa bệnh nhân vào đảo Song Tử Tây để khám.

Thiếu tá Nguyễn Đức Tùng - Bệnh xá trưởng Bệnh xá đảo Song Tử Tây cho biết: “Khi vào đảo, bệnh nhân Rô đau bất động vận động cổ tay trái, 1/3 cẳng tay trái sưng nề, biến dạng. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, chụp X-quang, phát hiện bệnh nhân bị gãy đầu dưới xương quay, di lệch ra sau 1 thân xương, di lệch chồng khoảng 1cm nên đã tiến hành tiêm thuốc giảm đau, giảm nề, nắn chỉnh, bó bột”.  Sau đó, theo nguyện vọng của tàu cá và bệnh nhân, đảo đã tiến hành bàn giao anh Rô cho tàu cá đưa  về đất liền. Chỉ huy đảo đã thăm hỏi, động viên và chỉ đạo bệnh xá cấp thuốc đủ cho bệnh nhân trên hải trình vào đất liền.

6 giờ sáng ngày 14/10/2017, tàu cá TG92117TS do anh Phạm Thanh Nguyên (SN 1982, quê ở xã Gia Thiện, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) làm thuyền trưởng đã đưa 2 bệnh nhân là Thượng Thanh Nam và Võ Văn Tâm - lao động trên tàu vào Bệnh xá đảo Sơn Ca cấp cứu.

Anh Thượng Thanh Nam (20 tuổi) vào bệnh xá trong tình trạng người mệt mỏi, bàn chân phải bị sưng tấy. Các y, bác sĩ chẩn đoán trong quá trình lao động anh Nam bị sây sát, rách và nhiễm trùng phần mềm ngón thứ 4 bàn chân phải. Bệnh xá đảo đã kiểm tra vết thương, sơ cứu và phẫu thuật, khâu vết thương.

Ông Võ Văn Tâm, 41 tuổi bị chảy máu, đứt đốt 1 ngón thứ 5 bàn tay phải do lưới kéo cá văng phải. Các bác sĩ đã kiểm tra vết thương và phẫu thuật, khâu phục hồi tạo mỏm cụt ngón tay. Cả hai bệnh nhân đều được tiêm SAT kháng sinh chống nhiễm trùng uốn ván, cấp phát thuốc miễn phí. Đảo Sơn Ca đã hỗ trợ quần áo, mì tôm cho bệnh nhân và các ngư dân trên tàu. Hiện tại, cả hai bệnh nhân đã ổn định, Bệnh xá đảo Sơn Ca tiếp tục theo dõi, chờ biển yên sẽ chuyển hai bệnh nhân ra tàu cá để vào đất liền tiếp tục điều trị.

9 giờ ngày 15/10/2017, Bệnh xá đảo Sinh Tồn đã tiến hành cấp cứu ngư dân Nguyễn Văn Cần (54 tuổi, quê ở xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) là ngư dân tàu cá PY 96789TS. Trong quá trình câu cá ngừ trên biển gần khu vực đảo Sinh Tồn, ngư dân Cần đã bị vật cứng trên tàu đập dập 2 ngón chân số 4 và 5 bàn chân trái, máu chảy nhiều, có chỗ hoại tử. Tàu PY 96789TS đã nhanh chóng đưa ngư dân Cần vào Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứu. Kíp quân y bệnh xá đã tiếp nhận, tiến hành phẫu thuật cắt 2 ngón chân, dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Trung úy Nguyễn Văn Thoan -  Bệnh xá trưởng đảo Sinh Tồn cho biết, bệnh nhân Nguyễn Văn Cần sau khi phẫu thuật cắt 2 ngón chân sức khỏe đã ổn định.

Ở huyện đảo Trường Sa, ngoài các cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ còn có công nhân làm việc ở các trạm hải đăng, trạm khí tượng thủy văn, người dân sống trên đảo, lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải và đặc biệt là rất nhiều ngư dân đánh bắt hải sản trên biển. Chính vì có bệnh xá ở các đảo Trường Sa nên các chiến sỹ, công nhân, ngư dân và người dân yên tâm khi làm việc trên biển.

Tuy nhiên, do số lượng bệnh xá ít và đường xá khá cách trở, nên có khi bệnh nhân - ngư dân vào đến bệnh xá đảo thì tình trạng bệnh đã xấu đi rất nhiều, gây khó khăn cho việc điều trị. Để nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho quân dân trên các vùng biển, đảo, Quân chủng Hải quân và tỉnh Khánh Hòa phối hợp triển khai Đề án phát triển y tế biển, đảo giai đoạn 2017-2020. 

Ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Trong kế hoạch năm 2017, tỉnh đã mời các sở, ban ngành đi khảo sát để xây dựng bệnh xá 20 giường bệnh hiện đại tại đảo Đá Tây. Thực hiện chủ trương, chiến lược về y tế biển đảo từ năm 2017 đến năm 2020 là xây dựng bệnh xá hiện đại kết nối với các bệnh viện đầu ngành, như Bệnh viện 175 TP Hồ Chí Minh, Quân y 87 TP Nha Trang, Bệnh viện 178 Hà Nội làm sao cứu chữa kịp thời và đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và ngư dân đánh cá trên ngư trường Trường Sa. Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống y tế biển đảo ở Trường Sa không chỉ góp phần đảm bảo sức khỏe cho quân, dân và ngư dân đang sinh sống và làm việc tại Trường Sa mà còn góp phần rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...