Các anh như cây bàng vuông bất tử giữa sóng nước Trường Sa!

Những hình ảnh gặp mặt ôn lại kỷ niệm tổ chức thường niên tại Đà Nẵng về trận Hải chiến Trường Sa.
Những hình ảnh gặp mặt ôn lại kỷ niệm tổ chức thường niên tại Đà Nẵng về trận Hải chiến Trường Sa.
(PLO) - Đã 30 năm trôi qua, nhưng trận chiến giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 14/3/1988 vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của nhiều người. Trận chiến đấu ấy có 64 chiến sĩ hy sinh, hầu hết tuổi đời còn rất trẻ. Các anh như cây bàng vuông bất tử, sống mãi với Trường Sa, với những người ở lại...

“Đại đội khuyết” đã không về!

Ngày 14/3, từ lâu đã trở thành ngày lễ tang trắng, với những gia đình có con em hysinh trong trận Hải chiến Trường Sa. 30 năm trước, cũng trong ngày này, 64 chiến sĩ anh dũng ra đi để bảo vệ cho chủ quyền dân tộc. Đến thời điểm hiện tại, hoàn cảnh hy sinh của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên vùng biển Cô Lin- Len Đao-Gạc Ma đã và đang được cả thế giới biết đến qua những thước phim công bố. Những thước phim xác thực nói lên ý chí, sự dũng cảm, kiên trung của những người tay không giữ đảo…

Tháng 8/2008, ngư dân đã đưa lên được 4 bộ hài cốt liệt sĩ từ xác tàu HQ 604, đồng nghĩa vẫn còn 60 hài cốt bộ đội đang nằm sâu dưới lòng biển. Bảy người trong số họ đến từ Hòa Cường, một phường nghèo lúc ấy của TP. Đà Nẵng. Họ gia nhập quận đội năm 1987 thuộc Đại đội 9 Trung đoàn Hải quân công binh 83.

Ngày ra đi, tất cả các anh đều còn rất trẻ. Hơn 26 năm trôi qua nhưng cho đến tận bây giờ, Đại đội 9 vẫn còn trong biên chế của Trung đoàn Hải quân công binh 83 anh hùng: đại đội khuyết, cái tên gọi như một cách vinh danh các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong trận bảo vệ biển đảo năm xưa. Làm người lính và lên đường bảo vệ vùng biển đảo Tổ quốc, giống như nhiều đồng đội khác, 7 người con của Hòa Cường gồm Trương Quốc Hùng (SN 1967), Trần Tài (SN 1967), Phan Văn Sự (SN 1968), Nguyễn Hữu Lộc (SN 1968), Phan Văn Lợi (SN 1969), Lê Văn Sanh (SN 1967), Nguyễn Phú Đoàn (SN 1968) đã kết thành vòng tròn sinh tử- những chiến sĩ cuối cùng bảo vệ đảo Gạc Ma 14/3/1988.

Đặc biệt, trong số 64 liệt sĩ nằm xuống ở Trường Sa năm 1988, còn có 1 người con ở Quảng Nam, một học viên- liệt sĩ Nguyễn Bá Cường. Nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Bá Cường viết như gói gọn xúc cảm của 64 con người nhưng giống nhau về hoàn cảnh: “Mặc dù biết rằng khi ta bước chân ra đi thì chưa biết ngày nào trở về với gia đình (…), trước mắt gia đình ta khó khăn về mọi mặt, cha ta một nắng hai sương, mẹ ta lo chạy vạy ngày 2 bữa…”.

Bất tử trong ký ức đồng đội, gia đình

Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Lanh (SN 1966, quê Quảng Bình, hiện công tác tại BTL Hải quân Vùng 5) cho biết, trong các đồng đội ngoan cường, anh mãi nhớ hình ảnh của Thiếu úy Trần Văn Phương quấn lá cờ Tổ quốc và hô vang trước lúc hy sinh: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Những giọt máu hồng của ta sẽ tô thắm cờ Tổ quốc không bao giờ phai”. 

Anh Lê Hữu Thảo (quê Hương Sơn, Hà Tĩnh) bùi ngùi nhớ lại, khi quân Trung Quốc bắn cháy, chìm tàu 604, anh cùng một số đồng đội khác bị rơi xuống biển. Sau khi bọn chúng rút đi, anh bơi được vào đảo và cùng một số chiến sĩ đi cứu vớt được những người bị thương như đồng chí Lanh, đồng chí Hải, đồng chí Hưng và thi thể của đồng chí Trần Văn Phương trên một chiếc xuồng nhỏ. 

Sau gần một ngày lênh đênh trên biển, xuồng anh Thảo được tàu HQ 505 của ta phát hiện và đưa vào đảo Cô Lin. Còn thi thể đồng chí Phương được đưa vào đảo Sinh Tồn mai táng. Sau này một số đồng chí bị thương cũng được tàu HQ 505 cứu vớt… Còn các chiến sĩ hy sinh nằm lại với biển đảo, như cây bàng vuông bất tử!

Nén dòng cảm xúc, bà Hồ Thị Lai (ngụ đường Lê Nổ, Đà Nẵng) sụt sùi nhớ về đứa con trai Trương Quốc Hùng. Cẩn thận mở cửa tủ, bà Lai nâng niu một cái chăn còn mới (dù mẫu mã đã cũ): “Con tôi có hiếu lắm, trước khi đi, nó được đơn vị phát cho một cái chăn và lập tức đưa về đổi lấy chăn cũ của má dùng. Chiếc chăn nay trở thành một trong số ít kỷ vật còn sót lại về đứa con trai bà Lai, bởi các con bà sợ mẹ thấy kỷ vật của Hùng lại càng phiền não, nên đã đốt hết.

Đã 30 năm rồi vẫn như mới ngày hôm qua, nhận tin con hy sinh tại quần đảo Trường Sa, bà Lê Thị Muộn (SN 1931, ngụ tại đường Hàn Thuyên, Đà Nẵng) lại nhân đôi nỗi đau khó gọi thành tên. Bà kể, hôm đó, chồng bà (ông Phan Văn Bé) bị bệnh gan đang nằm điều trị tại bệnh viện, vô tình nghe tin trên đài đọc thông báo những chiến sĩ hy sinh và mất tích, khi nhắc đến tên “Phan Văn Sự” khiến ông gục hẳn. Từ đó, bà lấy ngày 14/3 là ngày giỗ chung cho cả hai cha con. Nhiều lúc tỉnh hay mơ, bà đều thấy hình ảnh của hai cha con cùng về, không sao cầm lòng được. 30 năm nay, bà luôn mang chiếc áo Hải quân đứa con trai gửi về tặng mẹ trước lúc ra Trường Sa. Bà may lại rồi khoác trên mình, vừa đỡ nhớ con, vừa hãnh diện về đứa con trai, lính đảo Hải quân Việt Nam!

Với ông Lê Văn Xuân (SN 1940, ngụ tại đường Nguyễn Thành Y, Đà Nẵng), ký ức mà ông nhớ nhất bữa rượu tiễn biệt. Xanh, đứa lớn tuổi nhất trong nhóm 8 anh em ở Hoà Cường, cùng đi vào Cam Ranh trên chuyến tàu HQ 604. Vì thế, trước lúc lên đường, ông Xuân mời tất cả gặp mặt một bữa, làm vài chén rượu chia tay. 

“Thấy mấy đứa trẻ, lại đi xây dựng và bảo vệ đảo Trường Sa xa xôi, để động viên các cháu, tôi uống mời mỗi đứa một li. Đến ly thứ tám, Xanh nói ba mệt rồi, để con “gánh” cho. Cả nhà cùng cười xoà. Chúng đi trong tiếng cười rộn rã, với những cái bắt tay nắm chặt. Nào ngờ…”, ông Xuân ứa dòng lệ lăn dài trên má.

30 năm nay, cứ đến ngày 14/3 hàng năm, trên bàn thờ con mình ông đều bỏ bảy chén rượu (anh Dương Văn Dũng còn sống trở về, nhưng nay mất vì căn bệnh ung thư vào năm 2017) và mời các anh cùng uống… Tuy buồn đau nhưng ông Xuân và gia đình rất đỗi tự hào về đứa con trai của mình cùng các đồng đội, đã hiến tuổi xuân cho Trường Sa, cho Tổ quốc!

Đọc thêm

Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội: Xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngoc Tuấn phát biểu khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/3, HĐND TP Hà Nội khai mạc Kỳ họp thứ 15 - kỳ họp chuyên đề khóa XVI HĐND TP để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và công tác cán bộ. Tại Kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.