Cả xóm nấu cơm tặng tuyến đầu chống dịch ở Hà Nội

Cả xóm nấu cơm tặng tuyến đầu chống dịch ở Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
Hơn 20 hộ dân phố Vạn Kiếp, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng chung tay nấu 200 suất cơm mỗi ngày, gửi tặng các chốt kiểm dịch và nhân viên y tế.

4h30 sáng 8/9, anh Nguyễn Văn Tốt, 43 tuổi, đánh thức vợ, chị Lê Thị Thắm dậy mở cửa quán. Đã hơn một tuần nay, quán cơm của họ ở phố Vạn Kiếp mở cửa trở lại, song không bán hàng mà để nấu cơm miễn phí cho các y bác sĩ, công an tại các chốt kiểm dịch.

Hôm 29/8, người hàng xóm Vũ Thị Hiền sang ngỏ ý mượn gian bếp của vợ chồng anh để nấu cơm hỗ trợ tuyến đầu chống dịch. Anh Tốt đồng ý ngay với điều kiện "phải cho chủ nhà góp sức" vì dù sao anh cũng có 10 năm kinh nghiệm nấu nướng. Họ cùng lên thực đơn và nấu những suất ăn đầu tiên vào ngày hôm sau.

"Một số hộ dân ở trong xóm đi tình nguyện, phân phát lương thực cho khu dân cư bị phong tỏa nay có cơ hội làm việc tốt, vợ chồng tôi đều muốn tham gia", người đàn ông 43 tuổi chia sẻ.

Ý tưởng của việc này xuất phát từ chị Nguyễn Thị Hoài, nhà ở phố Hàm Long. Trong những lần đi cứu trợ lương thực cho người dân, Hoài để ý ở các chốt chống dịch, đội ngũ y bác sĩ, và công an đều đang ăn mì gói. Khi nhu cầu ở những điểm phong tỏa giảm bớt, người phụ nữ 32 tuổi quay sang tìm địa điểm nấu các suất cơm gửi tặng những cán bộ này. Cuối cùng, mọi người tìm đến quán cơm của anh Tốt.

Thực đơn của bữa trưa 8/9 có cá kho thịt ba chỉ, su su xào, mướp đắng nhồi thịt và canh rau cải. Ảnh: Lệnh Thắng.

Những buổi đầu tiên, nhóm có 7 người nên tất cả đều phải vào bếp, đóng hộp và chuyển đến các chốt phòng chống dịch trong quận. Sau hai ngày, gần như toàn bộ xóm với hơn 20 hộ đều đến xin được tham gia. Người góp thực phẩm, người góp phương tiện vận chuyển, đồ bảo hộ, đôi khi cả những vật dụng cần thiết cho việc bếp núc như nồi, niêu, bát đĩa. "Nghỉ dịch ở nhà có thời gian, tôi muốn góp chút sức lực cùng cộng đồng lan tỏa những việc tích cực", Hoài, một cư dân của xóm nói.

Chị Hoàng Thị Thủy, 50 tuổi, một trong những đầu bếp chính cho biết: "Để phòng dịch, một khi đã vào bếp, chúng tôi đều hạn chế tiếp xúc và không di chuyển ra ngoài. Trong bếp cũng chỉ có 5 người và luân phiên nhau làm việc". Bếp của họ ngày đỏ lửa hai lần, phục vụ cả bữa trưa và tối cho các cán bộ trực chốt. Công việc của mọi người bắt đầu từ mờ sáng cho đến tối muộn, khi hoàn tất việc dọn dẹp, rửa sạch nồi niêu cho sáng hôm sau.

Thực đơn của bữa trưa 8/9 có cá kho thịt ba chỉ, su su xào, mướp đắng nhồi thịt và canh rau cải. Mỗi bữa đều có các món khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng và chưa ngày nào trùng nhau.

Những suất cơm nóng hổi được chuyển đến cho các cán bộ của Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng đang tổ chức xét nghiệm cho người dân, hôm 8/9. Ảnh: Lệnh Thắng.

Ông Nguyễn Vi Bình, tổ trường Tổ dân phố số 7, phường Bạch Đằng cho biết: "Dù các hộ dân trong ngõ nấu cơm gửi tuyến đầu, tôi vẫn yêu cầu mọi người tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch để giữ an toàn cho người dân xung quanh".

Không chỉ cung cấp suất ăn cho các chốt trực, nhóm còn hỗ trợ nhân viên y tế của Khoa cấp cứu Bệnh viện 115, Bệnh viện K cơ sở 1 và Trạm y tế phường Lãng Yên.

"Những lúc làm việc vất vả xuyên đêm, những suất ăn hỗ trợ hay chai nước nhỏ đều là tình cảm của người dân phố Vạn Kiếp gửi gắm, tiếp sức tinh thần rất lớn cho anh em đồng nghiệp chúng tôi tiếp tục công việc", anh Nguyễn Trung Hiếu, cán bộ trực chốt kiểm dịch Vạn Kiếp, nói.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.