Cá, tôm cho con cháu

Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN
Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết chúng ta sẽ xác định giảm số lượng tàu cá, hướng đến khai thác thủy sản một cách bền vững trên biển.

Những năm qua, ngành thủy sản là ngành nghề quan trọng với nền kinh tế nói chung, với cả triệu hộ ngư dân nói riêng. Theo thống kê, năm 2022, tổng sản lượng thủy sản hơn 9 triệu tấn, trong đó khai thác 3,86 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.

Toàn quốc hiện có hơn 90.000 tàu cá, là số lượng lớn ít nước có. Đội tàu cá không chỉ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, giải quyết việc làm cho 800 ngàn lao động trực tiếp trên biển và 4 triệu lao động dịch vụ hậu cần kèm theo. Tuy nhiên nền ngư nghiệp của ta vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, cần cấu trúc lại để phát triển bền vững hơn.

Và cũng phải thừa nhận thực trạng trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam suy giảm do nhiều nguyên nhân như biến đổi khí hậu, chất ô nhiễm đổ ra đại dương, một số ngư dân vẫn áp dụng cách đánh bắt “tận diệt” như nổ mìn hoặc vứt lưới đánh cá trên biển làm bị thương và chết nhiều sinh vật biển. Khi nguồn càng cạn kiệt sẽ càng kích thích tâm lý một số ngư dân khai thác nhiều hơn, bởi sợ rằng “biển sắp hết cá”. Tốc độ khai thác sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần tốc độ sinh sản và tái sinh các loại hải sản.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thẳng thắn chia sẻ: “Tôi từng đến nhiều địa phương ven biển, chính bà con ngư dân chia sẻ nếu cứ khai thác kiểu này thì thế hệ con cháu không còn gì để ăn. Nghĩa là ngư dân cảm nhận được hậu quả của khai thác lạc hậu, tận diệt hiện nay, nhưng không biết làm nghề gì khác ngoài nghề đi biển mà ông cha để lại”.

Ngay từ 2017, Việt Nam đã bị Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” vì không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) 2017. Điều này đồng nghĩa thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác suất, DN mất nhiều chi phí phát sinh hơn.

Vì vậy, Bộ NN&NTNT đặt mục tiêu đến 2030 Việt Nam sẽ còn khoảng 83.000 tàu cá.

Vấn đề nằm ở chỗ lộ trình giảm số tàu cá ra sao và ngư dân sẽ chuyển đổi nghề nghiệp thế nào. Theo Bộ NN&PTNT, trước tiên phải đưa ra những khuyến cáo, sau đó quy định nghiêm cấm đánh bắt tại những vùng biển nhất định, như vùng ven bờ là nơi cá sinh sản, phát triển. Tiếp đó sẽ thống kê những nhóm đang khai thác ở vùng biển cần bảo tồn để ưu tiên chuyển đổi nghề trước. Những người này sẽ được hỗ trợ để chuyển sang nuôi trồng thủy sản trên bờ, ven bờ với quy mô hợp tác xã. Bà con cũng có thể sẽ được hỗ trợ chuyển sang các nghề khác như làm du lịch biển. Địa phương sẽ tổ chức mô hình, tập huấn, đào tạo nghề, có chính sách hỗ trợ để ngư dân chuyển đổi nghề phù hợp. Các DN sẽ được kêu gọi đầu tư lớn vào những ngành nghề chuyển đổi để bà con yên tâm tham gia.

Một vấn đề nữa, giảm số lượng tàu để nâng cao chất lượng đội ngũ ngư dân. Nghĩa là cần tinh chứ không cần đa; hướng đến hình thành những nghiệp đoàn nghề cá trên biển với những tàu lớn, công nghệ trang thiết bị hiện đại, đủ sức chống chịu thiên nhiên và những bất trắc khác trên biển.

Vấn đề rất lớn, liên quan sinh kế hàng triệu người, nhưng nếu các bộ, ngành, cơ quan chức năng và địa phương thực hiện được đúng những lộ trình nêu trên, thì chắc chắn các mục tiêu sẽ đạt được, hài hòa lợi ích sinh kế người dân - bảo vệ môi trường - phù hợp xu thế tất yếu của thế giới - bảo tồn tôm, cá cho con cháu.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

(PLVN) -  Ngày 15 và 16 tháng 11 tới đây tại TPHCM, InnoLab Asia phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024  (Vietnam Innovation Summit 2024) với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững - Chung tay kiến tạo tương lai”

Đọc thêm

Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp hoàn thành. (Ảnh: Petrovietnam)
(PLVN) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII.

Talk Show 'Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm'

Talk Show 'Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm'
(PLVN) -  Sáng nay, tại khách sạn Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake, Báo Pháp Luật Việt Nam sẽ tổ chức Talk Show với chủ đề “Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm”. Sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), và là dịp để tôn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp đối với cộng đồng.

Dự báo xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có lợi thế về cuối năm. (Ảnh minh họa: Bộ Công Thương)
(PLVN) - Năm 2024, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 377 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023. Hết 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 299,6 tỷ USD, mang lại nhiều thuận lợi cho kết quả của cả năm.

GDP quý III tăng 7,4%

GDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,82%
(PLVN) -  Mặc dù GDP quý III vẫn tăng cao nhưng đóng góp của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vào các tỉnh miền Bắc.

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
(PLVN) -  Ngày 05/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỷ đồng, với mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.

Đổi mới sáng tạo là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ghi hình tại lễ công bố GII 2024.
(PLVN) - Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Không hy sinh các giá trị để chạy theo tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt - Ảnh VGP
(PLVN) - Hôm qua (4/10), trong cuộc gặp đại diện doanh nghiệp (DN) nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu một quan điểm được đánh giá vô cùng đúng đắn và có tính gợi mở rất cao: “Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 10/2024 hoàn thành việc nghiên cứu và triển khai gói tín dụng ưu đãi trị giá khoảng 30.000 tỷ đồng. Gói này sẽ được Ngân hàng Chính sách Xã hội sử dụng để cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, và sửa chữa nhà ở.

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.