Ca phẫu thuật loại bỏ thành công khối u 5,5kg

Bệnh nhân hiện đã bình phục, có thể tự vận động đi lại.
Bệnh nhân hiện đã bình phục, có thể tự vận động đi lại.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một bệnh nhân nam (SN 1960) mắc u vỏ bào thần kinh ác tính, một bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm 5 - 10% trong số tất cả các khối u vỏ bào thần kinh, vừa được phẫu thuật loại bỏ khối u thành công tại BV Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội).

Bệnh nhân ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu, đã từng được các bác sĩ phẫu thuật lần 1 cắt khối u sau phúc mạc có kích thước 18cm, khối lượng 3kg tại TP HCM. Các bác sĩ xác định giải phẫu sau mổ chỉ là u mỡ lành tính.

Sau mổ 5 tháng, bệnh nhân thấy khối u tái xuất hiện, bụng to dần, không đau nhưng toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém, sút 6kg, đại tiện khó, khối u to rất nhanh, làm bệnh nhân khó thở và hạn chế vận động.

Tại BV Trung ương Quân đội 108, sau khi làm xét nghiệm chụp cắt lớp ổ bụng, các bác sĩ nhận thấy khối u sau phúc mạc kích thước lớn, đẩy thận và niệu quản trái ra trước và vào trong, dính nhiều vào cuống thận trái, đẩy động mạch chủ bụng sang phải, đẩy đại tràng trái cùng tụy ra trước và lên trên, có chứa thành phần mỡ và mô đặc nghi Liposarcoma.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, BV Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ khối u.

Theo đánh giá của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, đây là một trong những khối u lớn nhất, nằm ở vị trí rất khó phẫu thuật mà kíp bác sĩ từng gặp. Chỉ trong mấy tháng, khối u đã tái phát và nặng đến 5,5kg, kích thước khoảng 30cm, chiếm gần hết khoang bụng.

"Đối với trường hợp này, thận trái như chui vào trong lòng khối u, nếu lấy bỏ thận trái sẽ thuận lợi hơn nhiều cho việc cắt bỏ khối u, tuy nhiên chúng tôi đã rất cố gắng giữ lại thận để bảo đảm chức năng sống cho bệnh nhân sau này, chính vì thế cuộc phẫu thuật khó khăn hơn rất nhiều", PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

Khối u cũng dính vào động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên - động mạch chính nuôi toàn bộ ruột non và 1/2 đại tràng, đòi hỏi phẫu thuật viên phải hết sức thận trọng khi thao tác.

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, để đề phòng tái phát, kíp phẫu thuật đã kiểm tra rất kỹ ổ bụng để tìm bất cứ vị trí nào nghi ngờ có khối u khác. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đang tiếp tục làm hóa mô miễn dịch để xác định chính xác bản chất khối u là loại tế bào gì, trên cơ sở đó sẽ xác định phương án điều trị bổ sung như hóa trị, xạ trị hoặc miễn dịch, để hạn chế khả năng tái phát, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ, khối u có kích thước 30x29x15cm, nặng 5,5kg, có vùng màu vàng, vùng màu trắng ngà hướng tới u vỏ bào thần kinh ác tính. Hiện tại, bệnh nhân đã bình phục, có thể tự vận động đi lại, dự kiến sớm ra viện.

U vỏ bào thần kinh ác tính là một loại khối u hiếm và ác tính xuất phát từ vỏ bào thần kinh hoặc các cấu trúc liên quan đến bào thần kinh. Nó thường xuất hiện trong các thân dây thần kinh ngoại vi, nhưng cũng có thể phát triển trong các vị trí khác trong cơ thể. Tỉ lệ gặp bệnh nhân mắc u vỏ bào thần kinh ác tính khá hiếm.

Các triệu chứng của u vỏ bào thần kinh ác tính có thể bao gồm: sưng, đau, khó di chuyển hoặc tê liệt trong khu vực bị ảnh hưởng hoặc các triệu chứng khác phụ thuộc vào vị trí của khối u.

Điều trị u vỏ bào thần kinh ác tính thường bao gồm phẫu thuật loại bỏ khối u, kết hợp với phương pháp điều trị bổ sung như tia X, hóa trị hoặc miễn dịch. Tuy nhiên, u vỏ bào thần kinh ác tính thường khá khó điều trị và có khả năng tái phát cao. Dữ liệu về tỉ lệ tái phát và thời gian sống sau mổ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước và vị trí của khối u, phạm vi lan rộng của khối u, sự lan rộng vào các cấu trúc lân cận và khả năng loại bỏ hoàn toàn khối u bằng phẫu thuật.

Một số nghiên cứu đã báo cáo tỉ lệ tái phát u vỏ bào thần kinh ác tính từ 50% đến hơn 80% trong các trường hợp điều trị chỉ bằng phẫu thuật. Thời gian sống sau mổ cũng có thể dao động từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào các yếu tố trên và cách điều trị được áp dụng.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...