Cá ngừ xuất khẩu vẫn đạt doanh thu tốt

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tính đến hết tháng 10/2018, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam có nhiều chuyển biến tốt tại một số thị trường như Mỹ, Trung Quốc... 

Tổng giá trị XK cá ngừ trong tháng 10 của cả nước vẫn tăng 16% so với tháng 10/2017, đạt 67 triệu USD, nâng tổng giá trị XK trong 10 tháng đầu năm lên gần 541 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường Mỹ, sau một thời gian sụt giảm liên tục, XK cá ngừ trong tháng 10 đạt 26 triệu USD, tăng 35% so với tháng 10/2017.  Đây vẫn là thị trường XK lớn nhất của các doanh nghiệp XK cá ngừ của Việt Nam, chiếm 34% tổng giá trị XK cá ngừ.

Điều này cho thấy, việc các nhà nhập khẩu (NK) cá ngừ Mỹ tạm dừng các đơn hàng cá ngừ NK từ Trung Quốc vì những mối lo ngại liên quan đến việc tăng thuế đã tạo ra cơ hội mở rộng thị trường cho các nhà XK khác, trong đó có Việt Nam. Do đó, xu hướng tăng trưởng này sẽ còn tiếp tục trong những tháng tới.

Trong khi đó, tại thị trường EU, sau một thời gian tăng trưởng tốt, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU giảm trong tháng 10. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang EU trong tháng 10 chỉ đạt 18 triệu USD, giảm 4% so với tháng 10/2017. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không đáng kể nên tổng giá trị XK trong 10 tháng đầu năm vẫn tăng 18%, đạt 136 triệu USD.

Ngoài ra, hai thị trường lớn khác của XK cá ngừ là Israsel và khối các nước ASEAN vẫn giữ mức ổn định. Dự báo, từ nay đến cuối năm, XK cá ngừ vào thị trường tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng, các thị trường khác ổn định hoặc giảm không đáng kể. 

Đọc thêm

Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững

Quang cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Ngày 30/11, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Tài chính, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Liên minh châu Âu (EU), Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển liên bang Đức (BMZ) phối hợp tổ chức diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023, với chủ đề “Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững”.

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Giúp 'mở đường', chủ động kiến tạo phát triển

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
(PLVN) - Với 6 nhận diện, đề xuất có tính mới, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng, giúp “mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng..

Bình Dương tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Bình Dương tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023
(PLVN) -Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2023 là cơ hội để các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà quản lý tại Bình Dương tiếp cận và nắm bắt kịp thời các xu thế, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương.

Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử: Sẽ xây dựng mô hình quản lý hiện đại, hiệu quả hơn

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp tại 477 điểm cầu với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; lãnh đạo và các đơn vị chức năng thuộc 63 Cục Thuế tỉnh và 413 Chi cục thuế.
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, cùng với sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thuế…

Thị trường CPTPP đang gia tăng phòng vệ thương mại

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Nhờ có CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương), hàng Việt đã gia tăng mạnh mẽ tại các quốc gia thành viên, đáng kể nhất là các nước châu Mỹ chưa từng có bất kỳ một hiệp định thương mại tự do (FTA) nào với Việt Nam.

Gỡ vướng tại cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang được các nhà thầu nỗ lực thi công. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất trong các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang được triển khai. Hiện nhà thầu đang nỗ lực thi công, nhưng vấn đề về mỏ vật liệu, mặt bằng đang là “điểm nghẽn”. Chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa phương đang quyết liệt vào cuộc để gỡ các “điểm nghẽn” này.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Khoảng 14.600 tỷ đồng thuế thu bổ sung từ 122 tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Khoảng 14.600 tỷ đồng thuế thu bổ sung từ 122 tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam
(PLVN) - Theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2022, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) tính toán sơ bộ có khoảng 122 Tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của Quy định bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và số thuế bổ sung ước tính thu được khoảng 14.600 tỷ đồng.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu từ khu vực FDI đạt thấp, Tổng cục Thuế yêu cầu tiếp tục hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Tổng cục Thuế)
(PLVN) - Dự kiến lũy kế số thu cả năm 2023 của khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu ước đạt 84,6% so với cùng kỳ năm 2022. Đích thân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành đã chủ trì Hội nghị đối thoại doanh nghiệp (DN) FDI vừa được Cục Thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức hôm 28/11.

Mô hình TOD - giải pháp tổng thể để phát triển Thủ đô hiện đại

Ông Lê Trung Hiếu (thứ 2 từ trái sang) tại Toạ đàm Sửa Luật Thủ đô Tạo sức bật cho Thủ đô phát triển.
(PLVN) -Tại Tọa đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật cho Thủ đô phát triển” được tổ chức mới đây, ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng, phải tạo cho mô hình TOD (phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng) một hành lang pháp lý phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế từ mô hình này để tái thiết và phát triển đô thị.