Cà Mau nâng tầm sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cà Mau tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, trong đó chú trọng những sản phẩm mang tính lợi thế, các sản phẩm chủ lực, như tôm đông lạnh, tôm sinh thái, bánh phồng tôm, cua biển, gạo hữu cơ, gỗ, chuối…

Trong các ngành hàng xuất khẩu, ngành hàng chủ lực từ sản phẩm con tôm. Với hướng nghề nuôi tôm đến năm 2025 giữ ổn định khoảng 280.000 ha, tập trung gia tăng năng suất, sản lượng, yếu tố chất lượng, Cà Mau phát triển nghề nuôi tôm, nhất là tôm sinh thái với mục tiêu đạt 49.000 ha, tập trung tại rừng Năm Căn, huyện Ngọc Hiển; Phú Tân; Tôm - lúa ở Thới Bình; U Minh; một phần thuộc Trần Văn Thời và TP Cà Mau. Cùng với đó là phát triển các hình thức nuôi cua xen canh với tôm và các đối tượng thủy sản khác với diện tích khoảng 250.000 ha.

Với các thị trường lớn như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, các thị trường truyền thống, như: Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc,…, Cà Mau hướng đến phát triển xuất khẩu sản phẩm tôm tại các thị trường tiềm năng, thông qua các hiệp định thương mại đã được ký kết, tăng cường xúc tiến thương mại. Mục tiêu đạt 5,649 tỷ USD cho giai đoạn 2021 - 2025, trong đó năm 2025 xuất khẩu tôm phấn đấu ước đạt 1,210 tỷ USD.

Tận dụng lợi thế từ điều kiện tự nhiên, Cà Mau phát triển tôm nhằm gia tăng tính cạnh tranh thị trường xuất khẩu mang tính đặc thù.

Tận dụng lợi thế từ điều kiện tự nhiên, Cà Mau phát triển tôm nhằm gia tăng tính cạnh tranh thị trường xuất khẩu mang tính đặc thù.

Tuy không có lợi thế về sản xuất lúa - gạo so với các tỉnh ĐBSCL, nhưng Cà Mau cũng đã hình thành nên những vùng sản xuất lúa rộng lớn, mang tính bền vững, tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng cao giá trị gia tăng, điển hình là sản phẩm gạo hữu cơ. Trong giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu xuất khẩu gạo hữu cơ đạt 22 triệu USD (tương đương 540 tỷ đồng) tại các thị trường: Singapore, Châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc.

Trong năm 2021, Cà Mau quyết tâm xây dựng vùng lúa nguyên liệu hữu cơ tại các vùng sản xuất lúa - tôm, trọng điểm tại Thới Bình và các xã vùng ven TP Cà Mau: Lý Văn Lâm, An Xuyên với diện tích khoảng 800 ha, năng suất ước đạt 4 tấn/ha; phấn đấu đến 2025, nâng vùng nguyên liệu lúa hữu cơ lên 2.500 ha, dành 50% cho xuất khẩu, thu về 7,2 triệu USD (tương đương 175 tỷ đồng).

Với lợi thế về hệ sinh thái, lĩnh vực lâm nghiệp được Cà Mau ưu tiên phát triển rừng kinh tế thâm canh, đa dạng hình thức trồng rừng lấy gỗ. Các hình thức liên kết sản xuất ngành hàng gỗ theo chuỗi giá trị, từ cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến và tiêu thu sản phẩm được địa phương triển khai đồng bộ, thao sự đồng thuận của người dân, cũng như doanh nghiệp tham gia, mang lại nhiều tính hiệu tốt đẹp trong những năm gần đây và dự báo triển vọng phát triển cao hơn trong thời gian tới.

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025, có 90% diện tích rừng sản xuất có phương án quản lý rừng bền vững với 54.000 ha (24.000 ha rừng ngập mặn, 30.000 ha rừng U Minh hạ), doanh thu cho giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 20 triệu USD từ chế biến gỗ, thị trường tập trung vào khu vực Châu Âu.

"Cái nôi" của bánh phồng tôm Cà Mau chính là vùng đất bạt ngàn rừng đước, rừng mắm thuộc các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn.

"Cái nôi" của bánh phồng tôm Cà Mau chính là vùng đất bạt ngàn rừng đước, rừng mắm thuộc các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn.

Theo Phó Giám Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau Trần Văn Thức, thời gian tới Tỉnh phấn đấu xây dựng 10.000 ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; 100% sản phẩm khai thác cây rừng được truy xuất nguồn gốc lâm sản hợp pháp; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý truy suất nguồn gốc lâm sản hợp pháp.

Cà Mau hướng mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu nông nghiệp bình quân khoảng 8%/năm cho giai đoạn 2021 - 2025. Với quyết tâm phát triển, nâng cấp 65 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP, đến năm 2025, Cà Mau quyết tâm có từ 05 sản phẩm nông nghiệp trở lên đạt điều kiện xuất khẩu.

Đặc biệt, đây là mục tiêu hướng đến nhằm tăng tỷ trọng sản lượng sản phẩm có chất lượng cao, gia tăng giá trị sản phẩm; đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn bền vững, tăng thu nhập của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người lao động, phấn đấu góp phần đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của tỉnh trong giai đoạn (2021 - 2025) là 6,5 - 7%/năm.

Đọc thêm

Lạng Sơn về đích thu ngân sách 2023

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
(PLVN) - Tính đến ngày 30/11/2023 tổng thu nội địa trên địa bản tỉnh Lạng Sơn là 2.317,6 tỷ đồng; đạt 110,7% dự toán Bộ Tài chính giao. Đây là một trong số ít địa phương đã sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023.

Cục Thuế Ninh Bình: Tập trung cao độ trong tháng nước rút

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn vừa làm việc với Cục Thuế Ninh Bình.
(PLVN) - Ước năm 2023 Ninh Bình có 7/16 khoản thu không hoàn thành dự toán, Lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo trong tháng nước rút này, Cục Thuế Ninh Bình cần tiếp tục bám sát diễn biến chung của nền kinh tế trong nước và trên địa bàn tỉnh đưa ra những giải pháp quản lý thuế, góp phần cùng ngành thuế hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao.

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite
(PLVN) -  Vietcombank vừa ra mắt Thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite với bộ đôi thiết kế thẻ độc đáo, tuyệt mỹ. Sự kiện này một lần nữa khẳng địnhvị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ của Vietcombank tại Việt Nam, là dấu ấn quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập ngân hàng (1963 – 2023).

“Mách nước” doanh nghiệp tránh “bẫy ngoại thương”

Doanh nghiệp Việt cần thận trọng khi giao dịch thương mại quốc tế. (Nguồn ảnh: Bộ Công Thương).
(PLVN) -Tình trạng doanh nghiệp (DN) Việt dính “bẫy ngoại thương” vẫn xảy ra và theo nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Đa phần đều là các tình huống chủ quan nhưng vẫn xảy ra những tình huống khách quan mà phần thiệt thòi vẫn thuộc về DN Việt.

Ngành Nông nghiệp nỗ lực cán đích xuất khẩu 54 tỷ USD

Năm 2023 tiếp tục là năm “được mùa” của xuất khẩu rau quả. (Ảnh minh họa - nguồn: Internet)
(PLVN) -11 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông - lâm - thủy sản (NLTS) giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù thị trường vẫn đang rất khó khăn nhưng theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, nếu quyết tâm, nỗ lực, khả năng hoàn thành mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay.

Vì sao nhiều địa phương xin giảm kế hoạch vốn vay lại?

Các địa phương cần đánh giá đúng khả năng giải ngân của các dự án để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -Tính đến ngày 31/8/2023, có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Bộ Tài chính vừa có Văn bản 13094/BTC-QLN đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!
(PLVN) -  Trong tổng số 1.299 tỷ đồng nợ thuế, tăng 2,6% so với so với thời điểm 31/12/2022, nợ có khả năng thu là 1.019 tỷ đồng, tăng 9,1%. Cục Thuế Khánh Hòa đang tập trung đôn đốc thu hồi nợ.

Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững

Quang cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Ngày 30/11, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Tài chính, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Liên minh châu Âu (EU), Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển liên bang Đức (BMZ) phối hợp tổ chức diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023, với chủ đề “Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững”.