Truyền thông Chính sách

Cà Mau nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách

(PLVN) -  Ngày 20/3, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện truyền thông dự thảo chính sách cho 150 đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở địa phương.

Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” theo đó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 26/4/2022 để triển triển khai, thực hiện Đề án.

Theo đó, Đề án đã xác định rõ 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và quy định cụ thể trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, UBND huyện và cơ quan, tổ chức trong thực hiện Đề án, đặc biệt mục tiêu cụ thể Đề án hướng đến là “từ năm 2023 100% chính sách có tác động lớn đến xã hội được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tổ chức truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến khi thông qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn.

Phát biểu tại Hội nghị tập huấn, ông Võ Thanh Tòng - Giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau, cho biết: “Sau gần 01 năm triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Cà Mau, các Sở, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí đã quan tâm, thực hiện lồng ghép công tác truyền thông dự thảo chính sách vào quá trình lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tạo thuận lợi cho việc tổ chức thi hành pháp luật sau khi được ban hành. Tuy nhiên, đây là Đề án mới, triển khai, thực hiện bước đầu còn có sự lúng túng, nhất là việc xác định nội dung dự thảo chính sách cần truyền thông; kỹ năng xây dựng tài liệu để truyền thông; kỹ năng thực hiện truyền thông và xử lý những thông tin khi thực hiện truyền thông dự thảo chính sách…”

“Thông qua Hội nghị tập huấn này sẽ giúp đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở địa phương nắm được các nội dung cơ bản, có phương pháp, kỹ năng để thực hiện truyền thông chính sách, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, việc thực hiện truyền thông dự thảo chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, báo chí chính thống vẫn là kênh chủ lực trong việc hỗ trợ tuyên truyền chủ trương chính sách nhanh chóng đến với Người dân; nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với các chính sách pháp luật được ban hành” - ông Võ Thanh Tòng chia sẻ.

Báo cáo viên Phạm Quốc Sử - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau, truyền đạt đầy đủ những kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách nhằm giúp cho các đại biểu nắm vững những nội dung cốt lõi, những kỹ năng cơ bản…

Báo cáo viên Phạm Quốc Sử - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau, truyền đạt đầy đủ những kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách nhằm giúp cho các đại biểu nắm vững những nội dung cốt lõi, những kỹ năng cơ bản…

Cũng tại Hội nghị tập huấn, Báo cáo viên Phạm Quốc Sử - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau, trình bày chuyên đề, với nhiều nội dung quan trọng, kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp để truyền đạt đầy đủ những kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách nhằm giúp cho các đại biểu nắm vững những nội dung cốt lõi, những kỹ năng cơ bản… để các đại biểu triển khai thực hiện trong thời gian tới.

“Sau cuộc tập huấn này, công tác truyền thông chính sách của tỉnh được đẩy mạnh thực hiện. Bên cạnh truyền thông, thông tin trên các kênh báo chí chính thống, cần tận dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông ở cơ sở để góp phần hoàn thiện chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội đối với các chính sách, quy định pháp luật khi được ban hành; góp phần nâng cao chất lượng chính sách, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của mỗi tổ chức, cá nhân…” - ông Phạm Quốc Sử mong muốn.

Ngành Tư pháp Cà Mau trong triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg đã được xác định cụ thể tại Đề án. Theo đó, với vai trò cơ quan chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Đề án và là Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, sau khi Đề án được phê duyệt, Sở Tư pháp Cà Mau đã và đang khẩn trương tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án; tổ chức các hoạt động để quán triệt, phổ biến việc thực hiện Đề án đảm bảo nhất quán, toàn diện, thực chất trong toàn bộ hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL các cấp, các cơ quan thông tin, truyền thông báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Sở Tư pháp Cà Mau cũng xác định vai trò nòng cốt của mình để triển khai Đề án trong việc ban hành Kế hoạch thực hiện hàng năm cũng như tham mưu Hội đồng Phối hợp PBGDPL hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Đề án.

Đọc thêm

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.