Cà Mau kiến nghị Trung ương hỗ trợ gần 444 tỷ đồng chống hạn mặn và cấp nước sạch cho người dân

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cà Mau đang chịu tác động nặng nề do hạn hán kéo dài làm nhiệt độ và độ mặn nước sông tăng cao, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Nhất là nuôi tôm và khó khăn về nước sinh hoạt do mực nước ngầm sụt giảm. Đặc biệt, tại Tiểu vùng III - Bắc Cà Mau thuộc huyện Trần Văn Thời, mực nước trên các hệ thống kênh mương bị sụt giảm khô cạn.

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Đỗ Minh Điền - Chi cục phó Chi cục Thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau cho biết: Cà Mau là tỉnh có 3 bên giáp biển, phía Bắc giáp Bạc Liêu, Kiên Giang. Chúng tôi là tỉnh duy nhất trong 13 tỉnh ĐBSCL không có nguồn nước ngọt bổ sung nên với tình trạng hạn hán kéo dài, vùng Bắc Cà Mau thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt khó khăn về nước sinh hoạt; khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và mất áp lực nước lên bờ kênh dẫn đến sạt lở, sụt lún đất, đường giao thông rất nghiêm trọng. Đối với vùng Nam Cà Mau, hạn hán kéo dài làm nhiệt độ và độ mặn nước sông tăng cao, ảnh hưởng bất lợi đến nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm và khó khăn về nước sinh hoạt do mực nước ngầm sụt giảm”.

Mực nước trên các hệ thống kênh mương bị sụt giảm khô cạn, ảnh hưởng bất lợi đến nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm và khó khăn về nước sinh hoạt do mực nước ngầm sụt giảm, gây ảnh hưởng người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Mực nước trên các hệ thống kênh mương bị sụt giảm khô cạn, ảnh hưởng bất lợi đến nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm và khó khăn về nước sinh hoạt do mực nước ngầm sụt giảm, gây ảnh hưởng người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

“Tình hình hạn hán mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh diễn biến gay gắt, dẫn đến hạn hán. Đặc biệt Tiểu vùng III - Bắc Cà Mau thuộc huyện Trần Văn Thời, mực nước trên các hệ thống kênh mương bị sụt giảm khô cạn. Cập nhật đến ngày 28/3/2024 trên địa bàn vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đã xảy ra sạt lở, sụt lún tổng số 132 tuyến, có 591 vị trí, với tổng chiều dài 15.608m. Trong đó: đường bê tông dài 11.668m (đường bê tông 1,5m dài 6.409m, đường bê tông 2,0m dài 124m, đường bê tông 2,5m dài 86m, đường bê tông 3,0m dài 5.049m), đường đất đen dài 3.940m; ước tính thiệt hại khoảng 21.589 triệu đồng”, ông Đỗ Minh Điền cho biết thêm.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng El Nino, từ tháng 1 đến tháng 6/2024 khả năng hạn hán gay gắt, thiếu nước tiếp tục diễn ra trên trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nhằm ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, theo ông Đỗ Minh Điền, cần thực hiện các giải pháp tăng cường hướng dẫn, khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm; hạn chế tối đa việc lấy nước ngọt tại các kênh rạch ven đường giao thông, đê biển, đê bao, bờ bao. Thường xuyên theo dõi mực nước trong kênh ven đê, đường giao thông nông thôn và phải thông báo cho các cơ quan chức năng khi mực nước hạ thấp hơn mức cảnh báo -1.0m so với cao độ quốc gia; giảm tải trọng xe lưu thông trên tuyến đê biển Tây từ 8 tấn xuống 5 tấn. Đồng thời, triển khai thực hiện các giải pháp để cấp nước sinh hoạt như: Đầu tư xây dựng công trình mới; mở rộng, kéo dài tuyến ống công trình cấp nước; hỗ trợ dụng cụ trữ nước, xây dựng thí điểm.

Đối với những vị trí có nguy cơ sụt lún cần có giải pháp giảm tải trên bờ kênh, bờ bao, đường giao thông (như phân luồng giao thông, di dời nhà, vật kiến trúc sát bờ kênh, đê bao,... cắt tỉa cành cây, lựa chọn giải pháp tạo phản áp phù hợp với điều kiện thực tế.

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nguy cơ thiếu nước ngọt tại một số vùng ở Cà Mau vào mùa khô ngày càng nghiêm trọng. Tỉnh Cà Mau đưa ra những giải pháp, xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi (đầu tư mới hệ thống đập thép, trạm bơm dã chiến nhằm chia nhỏ các vùng có diện tích từ 500ha đến 1000ha nhằm chủ động trong việc điều tiết nước trong nội vùng ngọt, hạn chế bơm bỏ ra sông Đốc và biển Tây. Đây cũng là một trong những giải pháp hạn chế tối đa mất phản áp khi mực nước trong kênh hạ xuống quá thấp.

Từ đó, “Tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ, Ngành, Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí dự kiến đầu tư 5 hệ thống thủy lợi khoảng 197.040 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho tỉnh thực hiện đầu tư “Dự án cấp nước sạch sinh hoạt bức xúc khu vực nông thôn tỉnh Cà Mau”, dự kiến khoảng 13.900 hộ dân được hưởng lợi, kinh phí đầu tư 241,7 tỷ đồng. Xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đấu nối với dự án Quản lộ - Phụng Hiệp gồm các hạng mục sửa chữa Âu thuyền Tắc Thủ và các cống trên quốc lộ 1A. Mục tiêu là chậm mặn bổ sung nguồn nước ngọt về Cà Mau, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phòng, chống cháy rừng vào mùa khô.

Cùng với đó, tỉnh Cà Mau cũng đề xuất xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau thông qua hệ thống trạm bơm. Việc tiếp ngọt sẽ thực hiện vào thời điểm cuối tháng 12 năm trước, đầu tháng 1 năm sau cho vùng U Minh Hạ”, Chi cục phó Chi cục Thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau cho biết.

Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã Quyết định sử dụng 10 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho 3 huyện: Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình thiếu nước nghiêm trọng, để mua dụng cụ chứa nước và tổ chức mở rộng mạng đường ống cấp nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.