Cà Mau: Đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 12/8, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau thông tin, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt Đề án).
Tỉnh Cà Mau đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tỉnh Cà Mau đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được triển khai với ngân 5.239,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương đóng góp 1.541,32 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 657,7 tỷ đồng, và nguồn vốn từ các kênh ngoài ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn huy động, vốn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác, chiếm tới 3.040,28 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cà Mau ghi nhận tổng sản lượng thủy sản ấn tượng đạt 326.170 tấn, vượt 50,03% kế hoạch đề ra và tăng 1,56% so với cùng kỳ; sản lượng tôm đạt 126.517 tấn, đạt 50,01% so kế hoạch, tăng 0,18% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 205.300 tấn, đạt 49,47% so kế hoạch, tăng 0,64% so cùng kỳ, trong đó sản lượng tôm đạt 121.200 tấn tôm, đạt 49,96% so kế hoạch, tăng 0,17% so cùng kỳ.

Với những kết quả trên, thủy sản không chỉ là trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh Cà Mau mà còn là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế biển.

Với kế hoạch đầu tư quy mô lớn, sẽ mang lại những bước đột phá cho ngành nghề cá của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Với kế hoạch đầu tư quy mô lớn, sẽ mang lại những bước đột phá cho ngành nghề cá của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Trong Đề án, tỉnh Cà Mau đã đặt ra những kế hoạch cụ thể để phát triển nghề cá. Mục tiêu là hoàn thiện 13 cảng cá, bao gồm 0 cảng cá loại I, 06 loại II và 6 loại III, với tổng sản lượng thủy sản qua cảng đạt từ 193.000 tấn/năm. Điều này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả quản lý nghề cá mà còn đảm bảo truy xuất nguồn gốc thủy sản và ngăn chặn các hoạt động khai thác bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, Đề án còn đầu tư nâng cấp và xây dựng hoàn thành 13 khu neo đậu tránh trú bão, gồm 2 khu cấp vùng và 11 khu cấp tỉnh, đảm bảo sức chứa lên đến 7.700 tàu cá vào neo đậu tránh trú bão an toàn.

Theo Đề án trên, UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm, 5 năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và các Bộ, Ngành Trung ương có liên quan.

Đồng thời, Sở tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Đề án phù hợp với tình hình triển khai thực hiện Đề án; Xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí hàng năm, giai đoạn trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước và đầu tư công để triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung của Đề án.

Các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo mục tiêu đề ra.

Được biết, Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL với diện tích 5.331,6 km², đứng thứ hai về diện tích ở miền Tây, sau An Giang. Với lợi thế vượt trội từ thiên nhiên, Cà Mau sở hữu bờ biển dài 254 km và ba mặt giáp biển Đông, tạo nên những điều kiện lý tưởng cho sự phát triển kinh tế thủy sản.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.