Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp đê biển Tây sau đợt 'sóng lớn kỷ lục'

Ngành chức năng Cà Mau nỗ lực gia cố các điểm sạt lở đê biển Tây
Ngành chức năng Cà Mau nỗ lực gia cố các điểm sạt lở đê biển Tây
(PLVN) - Trước tình hình diễn biến sạt lở ngày càng khẩn cấp, phức tạp, UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định về việc ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định ngày 4/8 chỉ đạo Sở NN&PTNT khoanh vùng đang bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thiết lập hành lang an toàn. Tháo dỡ công trình, di dời nhà cửa, vật kiến trúc ảnh hưởng hành lang đê điều, hạ tải trọng trong phạm vi thiết lập.

Bên cạnh đó, lắp đặt biển báo cho khu vực sạt lở; xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm, vị trí đê xung yếu để trình UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở tổ chức bảo vệ đê.

 

UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm. 

Thông báo, cắm biển cảnh báo, rào chắn ngăn không cho người, phương tiện có tải trọng lớn vào khu vực sạt lở, bố trí lực lượng trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở và giữ gìn an ninh trật tự khu vực.

Quyết định này cũng nêu về các biện pháp khắc phục sự cố sạt lởvà giao Sở NN&PTNT tỉnhkhẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn, tổ chức lập phương án xử lý cấp bách, trình thẩm định và phê duyệt phương án.

Huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để hạn chế quá trình đào, khoét mái và thân đê biển Tây trong những đoạn đê biển được cảnh báo, nhằm giảm thiểu tối đa sạt lở. Phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công.

Trước đó, vào ngày 3/8/2019, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, triều cường dâng cao kết hợp với mưa, dông kèm theo lốc xoáy, biển động rất mạnh làm cho đoạn đê biển phía bờ Bắc cống Kênh Mới (thuộc huyện Trần Văn Thời) sạt lở đặc biệt nguy hiểm với chiều dài 356m. 

Trước tình hình trên, ngành chức năng của tỉnh Cà Mau đã huy động hơn 200 lực lượng (chiến sĩ tỉnh đội, huyện đội, dân quân tự vệ,…) và các phương tiện cần thiết thực hiện ngay các giải pháp kè hộ đê nhằm làm giảm nguy cơ sạt lở…

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Đọc thêm

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có Luật về Công nghiệp Công nghệ số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 đại biểu tán thành. (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày 14/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, 441/445 đại biểu (92,26%) đã tán thành Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS). Đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy thể chế cho chuyển đổi số quốc gia và đưa Việt Nam vươn lên nhóm dẫn đầu kinh tế số.

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.