Ca bệnh COVID-19 gia tăng, TP HCM khuyến cáo thực hiện thông điệp 2K

Diễn biến ca bệnh COVID-19 tại TP HCM. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
Diễn biến ca bệnh COVID-19 tại TP HCM. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình số ca COVID-19 mới tăng nhẹ trở lại, TP HCM khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vaccine...

Thông tin từ Sở Y tế TP HCM, hệ thống báo cáo trong tháng 3/2023 cho thấy, mỗi ngày TP HCM ghi nhận từ 1-3 ca bệnh mắc mới được xác định. Trong 14 ngày qua (3/4/2023 đến 16/4/2023), toàn TP HCM ghi nhận 39 ca bệnh xác định. Từ ngày 12/4 đến ngày 16/4, trung bình mỗi ngày ghi nhận 7 ca, riêng ngày 15/4 hệ thống ghi nhận 12 ca bệnh xác định. Tổng số ca xác định ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay (1/1/2023 đến 16/4/2023) tại TP HCM là 181 ca.

Từ 3/4/2023 đến 11/4/2023 HCM có trung bình 1-2 trường hợp COVID-19 cần nhập viện điều trị. Từ 12/04/2023 đến 16/4/2023, số ca nhập viện điều trị mỗi ngày từ 8-12 ca. Về độ nặng của bệnh, nếu như ngày 7/4/2023 toàn thành phố chỉ ghi nhận 2 trường hợp nhiễm COVID–19 nhập viện cần hỗ trợ Oxy liệu pháp thì đến ngày 16/4/2023 đã ghi nhận 13 trường hợp nhập viện cần hỗ trợ Oxy, trong đó có 4 trường hợp thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC). Hiện chưa có trường hợp nặng cần phải thở máy xâm lấn.

Bên cạnh đó, từ tháng 3/2023, qua hệ thống giám sát biến thể SARS-CoV2 của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật TP HCM phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã phát hiện biến thể XBB.1.5 cùng các biến thể khác của Omicron như XBB.1, BA.5, BA.2.75.

Biến thể XBB.1.5 đang là biến thể chiếm ưu thế trên phạm vi toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các dữ liệu phân tích hiện nay trên thế giới cho thấy không có báo cáo nào về mức độ nghiêm trọng cao hơn đối với các biến thể đang lưu hành, cũng không có báo cáo nào về việc gia tăng số ca nhập viện hoặc tử vong ở các khoa ICU do bất kỳ biến thể từ dòng XBB hiện lưu hành.

Tuy nhiên với sự xâm nhập và lưu hành của những biến thể mới có thể khiến số ca nhiễm gia tăng, tạo đợt sóng các trường hợp mắc bệnh mới, đặc biệt tại những khu vực, trong những quần thể có tình trạng miễn dịch cộng đồng sụt giảm.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc từng nhiễm bệnh, hầu hết đều có miễn dịch – do vaccine hoặc do mắc phải. Chính yếu tố này đã bảo vệ làm cho các trường hợp khi mắc bệnh có biểu hiện nhẹ hơn, ít hoặc không có triệu chứng.

Riêng nhóm người có nguy cơ cao (người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai) cần được tiêm đủ 4 mũi bởi nếu miễn dịch của các đối tượng trên giảm dễ dẫn đến tình trạng tăng nặng, nhập viện, tử vong khi nhiễm các biến thể mới của virus SARS-CoV2 .

Mặc dù số ca mắc COVID-19 nhập viện điều trị tại TP HCM hiện bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ nhưng hầu hết tập trung ở người cao tuổi. Cùng với sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5 và thực trạng miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 đang bắt đầu có xu hướng giảm (từ 98,7% người dân TP HCM có miễn dịch với SARS-CoV-2 vào tháng 9/2022 nay giảm xuống còn 94,2%), việc tăng cường vận động người dân đi tiêm vaccine các liều bổ sung để duy trì miễn dịch cộng đồng ở mức cao, trong đó đặc biệt tập trung cho nhóm người có nguy cơ cần được triển khai. Sở Y Tế tham mưu UBND TP kích hoạt trở lại “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”.

Trước tình hình số ca mắc mới, ca nhập viện do COVID-19 tăng nhẹ trở lại, người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vaccine.

Trong đó, ghi nhớ việc đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, khi đến các nơi công cộng, các cơ sở khám chữa bệnh, trong không gian kín và các địa điểm bắt buộc theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thường xuyên khử khuẩn nhất là vệ sinh tay và tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ.

Ngoài ra, khi tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất, học tập…. những người sống chung nhà có thể mang mầm bệnh về lây nhiễm cho những người thân thuộc nhóm người có nguy cơ. Vì vậy, để bảo vệ người thân của mình – là người thuộc nhóm nguy cơ, ý thức phòng bệnh của người thân, người chăm sóc cùng sống chung trong nhà cũng rất quan trọng. Khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chẩn đoán điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nặng và tử vong.

Cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ dài cuối tháng 4, sự gia tăng đi lại, giao lưu, tiếp xúc sẽ có nguy cơ làm mức độ lây nhiễm COVID-19 tăng cao. Ngành Y tế TP HCM kêu gọi người dân không hoang mang nhưng cũng không lơ là chủ quan, tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19, có ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.