Buông lỏng quản lý, nông, lâm trường dễ thành các 'điểm nóng' đất đai

Tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng đất trái pháp luật dễ tạo ra điểm nóng đất đai tại nhiều địa phương? (nguồn Internet)
Tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng đất trái pháp luật dễ tạo ra điểm nóng đất đai tại nhiều địa phương? (nguồn Internet)
(PLVN) - Nhận diện một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm giải quyết trong quản lý đất nông, lâm trường hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cảnh báo nếu để tình trạng lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật tiếp diễn kéo dài sẽ gây ra xung đột lợi ích gay gắt giữa người dân với các nông, lâm trường, tạo ra các "điểm nóng" ở các địa phương.

Đất nông, lâm trường đang bị xâu xé?

Theo Bộ TN&MT, hiện nay tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai vẫn diễn ra thường xuyên với nhiều vụ việc phức tạp. Các hình thức vi phạm chủ yếu là: lấn chiếm đất đai, cho thuê, cho mượn đất, tự ý chuyển mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật. Tình trạng giao khoán đất sai mục đích, sai đối tượng, thất thoát, để đất hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng khá phổ biến tại các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp.

Một trong những "điểm nóng” trong quản lý đất nông, lâm trường hiện nay chính là khu vực Tây Nguyên. Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, tại tỉnh Đắk Nông, diện tích rừng bị chặt phá riêng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Tín đã lên tới  969,3 ha; Công ty Quảng Sơn là 1.900 ha, công ty ĐăkRMăng 1.610,8 ha và 1.960 ha rừng giao khoán theo nghị định 135/2005 bị chặt phá.  

Nếu như tại tỉnh Đắk Lắk, có 19.286 ha rừng bị tranh chấp, lấn chiếm chưa được giải quyết dứt điểm, thì tỉnh Gia Lai cũng có trên 51 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân xen kẽ, lấn chiếm, tranh chấp trong các lâm trường, trong đó huyện KRông Chro có  6.452 ha, huyện Chư Sê 10.192 ha.

Không riêng gì Tây Nguyên, một số nông, lâm trường ở các tỉnh Tây Bắc, trong thực hiện giao khoán rừng, đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp đã nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp, có biểu hiện vi phạm pháp luật như giao khoán đất nông, lâm nghiệp cho những người không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp.  

Nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán là phổ biến, nhất là đất vùng ven đô thị, gây nhiều bức xúc.

Thậm chí, còn có tình trạng một số nông, lâm trường để người nhận khoán chuyển nhượng đất cho người ở các thành phố, địa phương khác không nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Nhiều nông, lâm trường thực hiện bán vườn cây, hoặc khoán trắng dẫn đến không quản lý được sản xuất do người nhận khoán cho rằng vườn cây, đất giao khoán là của người lao động tự đầu tư nên không chấp nhận việc quản lý về đất đai và điều hành sản xuất của nông, lâm trường. Điển hình như Công ty Chè Mộc Châu, Công ty Chè Yên Bái, Công ty cổ phần Thực phẩm Bắc Giang, Công ty cổ phần Đông Triều…

Nông, lâm trường mất dần khả năng quản lý

Nhận định về nguyên nhân để xảy ra tình trạng như hiện nay, Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai chỉ ra rằng, sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra chưa sâu sát, thiếu quyết liệt, chậm phát hiện, hoặc phát hiện được tình hình nhưng chưa có biện pháp phù hợp để quy trách nhiệm, xử lý những vi phạm của tổ chức, doanh nghiệp có các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. Nhiều nơi chính quyền địa phương còn phó mặc cho nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai.

Trong khi đó, việc quản lý, sử dụng đất đai của các nông, lâm trường cũng hết sức lỏng lẻo, thiếu kiểm tra dẫn đến tình trạng nông, lâm trường mất dần khả năng quản lý đất đai được giao. Đội ngũ cán bộ quản lý của các doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào Nhà nước. Những bất cập này nếu không được khắc phục kịp thời thì rừng và đất rừng tiếp tục không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ.

Theo Bộ TN&MT,  tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước tiếp tục suy giảm, tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất diễn ra nghiêm trọng. Nguy cơ suy thoái môi trường tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Đồng bằng bắc bộ, Tây Nguyên và các khu vực miền Trung, Nam bộ do công tác quản lý rừng và đất rừng chưa thực sự hiệu quả, chưa xác định được cụ thể “chỉ giới đường đỏ” trên thực địa khu vực rừng và đất rừng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

“Nếu để tình trạng này tiếp diễn sẽ có thể gây ra xung đột lợi ích giữa người dân với các nông, lâm trường, tạo ra các điểm nóng nhưng khó có căn cứ để giải quyết dứt điểm do nguồn gốc đất đai và hồ sơ quản lý của cơ quan Nhà nước vừa thiếu lại vừa không chặt chẽ”- báo cáo của Bộ TN&MT đưa ra nhận định.

Để xử lý thực trạng này, một trong những giải pháp mà Bộ TN&MT đề nghị Chính phủ là tiếp tục lập tổ công tác liên ngành xuống từng địa phương để khảo sát đánh giá về công tác quản lý đất đai và công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường; tập trung thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất, trách nhiệm trong quản lý sử dụng đất nông, lâm trường; Tăng cường công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, trong đó quan tâm giải quyết dứt điểm tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa nông, lâm trường đối với người dân để giải quyết các vấn đề bức xúc xảy ra ở địa phương.

Với yêu cầu phải có những quyết sách đột phá trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, trong đó tăng cường công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường, Bộ TN&MT kiến nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục hoàn thiện các văn bản triển khai, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, lấn chiếm, tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng hiện nay.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.

Mâu thuẫn quanh chuyện chuyển nhượng vốn góp tại Cty nước sạch Bạch Đằng: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương sẽ mời các bên đến làm việc

Mâu thuẫn quanh chuyện chuyển nhượng vốn góp tại Cty nước sạch Bạch Đằng: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương sẽ mời các bên đến làm việc
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị gặp khó khi chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Chỉ có thông tin người cha trên Giấy khai sinh có được không?

Cảnh sát lấy lời khai đối tượng Katerynchyk Roman. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Bạn Trần Văn Toán (Hà Nội) hỏi: Tôi và bạn gái quen nhau chưa đăng ký kết hôn thì chúng tôi có con. Hiện nay bạn gái cùng gia đình nhà bạn ấy không chấp nhận, họ đã gửi con tôi vào cô nhi viện. Tôi biết vậy nên đã đến cô nhi viện nhận lại con và dự định sẽ nuôi con. Vậy xin hỏi trong trường hợp này, tôi có thể tự đi làm Giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Sự việc muốn làm thủ tục hành chính, phải qua thôn xác nhận tại Nghệ An: Chủ tịch xã trả lời 'chúng tôi triển khai theo 'lệ làng''

Trụ sở UBND xã Thanh An. (Ảnh: Ngô Toàn)
(PLVN) - Khoảng 1 tháng nay, người dân xã Thanh An (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) nhận được thông báo của trưởng thôn về việc: Khi lên xã thực hiện các thủ tục hành chính phải có xác nhận của trưởng thôn, nếu không sẽ bị tạm dừng giao dịch tại bộ phận một cửa. Điều này khiến nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xin các giấy tờ thủ tục, khi lên bộ phận một cửa, rồi lại phải trở về gặp trưởng thôn để xin xác nhận.