Buôn làng khởi sắc từ những chính sách an sinh dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào Ê đê vui hội tại huyện Buôn Đôn
Đồng bào Ê đê vui hội tại huyện Buôn Đôn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương nên việc thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Đắk Lắk đã và đang phát huy hiệu quả. Góp phần quan trọng trong việc ổn định KT - XH, đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Chuyển biến rõ nét

Đắk Lắk là địa bàn chiến lược về KT, CT, QP - AN của khu vực Tây Nguyên. Trong đó, người DTTS chiếm 37,5%, cư trú rộng khắp trên địa bàn 14 huyện và 1 thị xã. Đông nhất là dân tộc Ê Đê với 350 nghìn người, dân tộc Nùng, Tày hơn 53 nghìn người, dân tộc M’nông hơn 48 nghìn người, dân tộc Mông hơn 39 nghìn người. Hiện, Đắk Lắk có 54 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 71 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I; 519 thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thời gian qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã vận dụng các chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS của Nhà nước như: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; để xây dựng và triển khai các hoạt động bám sát với đặc điểm tình hình vùng đồng bào dân tộc, góp phần giải quyết những khó khăn KT - XH từng bước ổn định, phát triển.

Ngoài ra, Đắk Lắk còn hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn như giao đất ở, đất canh tác và sản xuất công nghiệp; Cung cấp giống cây trồng, công cụ sản xuất, tạo điều kiện cho bà con DTTS phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Với sự lãnh, chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt, chủ động từ các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk đã góp phần tạo nên sự đoàn kết, đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Từ đó mang lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chung của địa phương cũng như các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội. Vì thế, diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến rõ nét, kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước được hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, thu nhập của đồng bào DTTS được nâng cao.

Nước sạch về với buôn làng tại huyện Cư M'gar

Nước sạch về với buôn làng tại huyện Cư M'gar

Điển hình, trong 5 năm gần đây, Đắk Lắk đã hỗ trợ 270 hộ di dân người đồng bào DTTS, xây dựng 4 công trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào. Giai đoạn 2017-2020, Đắk Lắk hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.634 hộ dân tại các huyện Lắk, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Pắc; Hỗ trợ nước sinh hoạt cho 700 hộ dân tại huyện Krông Búk, M'Drắk...

Ngoài ra, Đắk Lắk đã đổi mới hoạt động, phát triển các trường PTDTNT, bán trú, đẩy mạnh xóa mù chữ cho đồng bào DTTS; Tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực y tế xã, cô đỡ thôn, buôn; Tuyên truyền chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước từ đó, trình độ dân trí, nhận thức của người DTTS ngày một nâng cao.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020-2025, trung bình mỗi năm giảm từ 1-2% hộ nghèo. Trong đó, hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm từ 3-4%, hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm từ 4-5%. Để đạt được mục tiêu đề ra, tại "Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Đắk Lắk", Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cho biết: “Tiếp tục chỉ đạo nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc các chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Ưu tiên bố trí các nguồn lực thực hiện của đề án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra”.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk cũng đang đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, các chính sách giảm nghèo như: Tín dụng ưu đãi, khuyến nông, khuyến lâm, phát triển thuỷ sản, học nghề, y tế, giáo dục và quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ vùng đồng bào DTTS...

Hạ tầng giao thông được đầu tư tại xã nghèo ở huyện Ea Kar

Hạ tầng giao thông được đầu tư tại xã nghèo ở huyện Ea Kar

Kết quả, tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 54.689 hộ nghèo, trong đó có 35.982 hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 12,9% xuống còn 11,4% (giảm 1,75% ). Riêng tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 3,5%.

Điển hình như Buôn Mlốc B (xã Krông Jing, huyện M’Đrắk) có 160 hộ với hơn 500 nhân khẩu (đa phần là người Ê đê). Năm 2022, cả buôn có gần 100 hộ nghèo, thì nay số hộ nghèo giảm xuống còn 80 hộ. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong buôn đang ngày một nâng cao.

Hay như xã Yang Tao (huyện Lắk), xã có tỉ lệ hộ nghèo cao, với hơn 2.500 hộ (người DTTS tại chỗ chiếm đến 96%). Để giúp người dân thoát nghèo, huyện Lắk đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho xã Yang Tao phát triển KT - XH. Người dân trong xã đã dần quen với các mô hình sản xuất tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tại huyện Buôn Đôn, trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS là tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế huyện Buôn Đôn không có đủ quỹ đất để bố trí đất ở, đất sản xuất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng (theo quy định là mỗi hộ được cấp 1 ha đất sản xuất, hoặc 400 m2 đất ở), trên cơ sở văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng, huyện đã chuyển sang hình thức phù hợp là hỗ trợ vay vốn và đào tạo nghề ngắn hạn. Qua đó, người nghèo nói chung, đồng bào DTTS tại địa phương được tiếp cận vốn, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, diện mạo buôn làng khang trang hơn.

Người DTTS ở huyện M'Đrắk được hỗ trợ xây nhà mới

Người DTTS ở huyện M'Đrắk được hỗ trợ xây nhà mới

Trưởng Phòng Dân tộc huyện Buôn Đôn Sao Y Me cho biết: Hiện đã có gần 100 đối tượng trong diện thụ hưởng dự án trên địa bàn xã Ea Wer và Ea Nuôl được vay vốn. Sau khi rà soát, lập danh sách, thẩm định, kiểm tra rồi giải ngân nguồn vốn vay. Các đối tượng đều được tạo điều kiện thuận lợi tối đa, đơn giản hóa mọi thủ tục, nhanh chóng giải ngân để có vốn đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

Có thể thấy, các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk có ý nghĩa rất quan trọng. Không chỉ tác động sâu rộng đến các xã, thôn, buôn vùng đồng bào DTTS và miền núi tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần quan trọng trong việc ổn định KT - XH, đảm bảo an ninh chính trị. Mà còn giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn./.

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Đọc thêm

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.