Buôn bán động vật hoang dã trên mạng xã hội: Diễn biến phức tạp

Phiên tòa xử phạt đối tượng Thái tại TAND quận 6, TP HCM ngày 28/2/2024. (Nguồn: TTVHTT quận)
Phiên tòa xử phạt đối tượng Thái tại TAND quận 6, TP HCM ngày 28/2/2024. (Nguồn: TTVHTT quận)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hoạt động buôn bán động vật hoang dã trên Internet ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Sự thuận tiện và lợi nhuận cao từ hình thức trên đã thúc đẩy nhiều đối tượng bất chấp pháp luật để thu lợi. Trong khi đó, thị trường mua bán trực tuyến còn thiếu các quy định rõ ràng để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng mua bán sản phẩm này.

Vì lợi nhuận bất chấp pháp luật

Trong năm 2023, Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận 1.832 vụ việc vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) trên Internet, bao gồm 8.358 vụ việc quảng cáo, buôn bán nhỏ lẻ và 118 trường hợp buôn bán có tính chất chuyên nghiệp.

Mới đây nhất, ngày 28/2/2024, TAND quận 6, TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt đối tượng Vưu Ngọc Thái (SN 1992, trú tại TP Hồ Chí Minh) 24 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm” theo quy định tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Thái cũng bị phạt bổ sung 50 triệu đồng.

Tháng 6/2023, Công an quận 6, TP Hồ Chí Minh đã phát hiện và bắt giữ Thái khi đối tượng này đang có hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép 03 cá thể rùa đầu to. Trước đó, vào tháng 9/2022, Công an huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đã xử phạt Thái 1.250.000 đồng cho hành vi quảng cáo kinh doanh trái phép sản phẩm từ ĐVHD.

Bất chấp việc đã bị xử phạt cho hành vi trên, Thái tiếp tục tạo thêm nhiều tài khoản mạng xã hội để quảng cáo bán trái phép nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, trong đó có những loài rùa được pháp luật Việt Nam bảo vệ ở cấp độ cao nhất như rùa đầu to, các loài rùa hộp trán vàng miền Bắc và miền Nam.

“Để tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng cũng như của các sàn thương mại điện tử, người bán đã cố tình viết sai chính tả, thậm chí viết sai quy cách, hay dùng tiếng lóng như: “bán socola 30” hay “cao 30” thì chính là cao hổ cốt; hay “măng đen, thịt nạc” là sừng tê giác; hoặc họ không dùng từ ĐVHD mà thay vào đó là dùng từ “cứu hộ”, “bảo tồn” để ám chỉ “tôi có hàng là ĐVHD”, gây khó cho cơ quan chức năng phát hiện, cũng như sàn thương mại điện tử không thể đặt được những từ khoá tìm kiếm bán hàng như vậy và khi có động tĩnh là họ xoá ngay bài. Còn nếu căn cứ vào bằng chứng chỉ có trên mạng xã hội để xử phạt thì họ bao biện, đối phó cho rằng rao bán chỉ để “câu view, câu like” cho vui, còn thực tế không có hàng”, đại diện TRAFFIC Việt Nam thông tin tại Hội thảo “Nâng cao trách nhiệm xã hội hướng tới phát triển bền vững và giảm thiểu các rủi ro từ buôn bán ĐVHD trái pháp luật trên không gian mạng”.

Ngày 23/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý, bảo vệ ĐVHD, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc “kiểm tra, xử lý các hành vi quảng cáo, mua bán trái phép mẫu vật ĐVHD trên các trang thông tin điện tử”. Theo quy định hiện hành của pháp luật, hành vi quảng cáo bán ĐVHD trái phép trên Internet có thể bị xử phạt hành chính lên tới 100 triệu đồng. Các hoạt động buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt, tàng trữ trái phép ĐVHD có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 400 triệu đồng đối với cá nhân hoặc phạt tù lên tới 15 năm đối với cá nhân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong công tác xử lý các vi phạm về ĐVHD trên Internet. Thực tế đã và đang cho thấy, chỉ khi các đối tượng quảng cáo, buôn bán ĐVHD trên Internet, đặc biệt là những đối tượng hoạt động mang tính chất lâu dài, chuyên nghiệp như đối tượng Thái bị xử lý nghiêm thì mới khiến các đối tượng đã và đang phạm tội có thể nhận thấy những hậu quả pháp lý nghiêm trọng từ loại tội phạm này, từ đó không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

Trách nhiệm của các công ty công nghệ?

Nhưng cũng từ đây, một câu hỏi đặt ra, để ngăn chặn các hành vi mua bán ĐVHD trên không gian mạng thì các công ty công nghệ có trách nhiệm hay không?

Tháng 11/2022, vấn đề này đã được Hội thảo về “Nâng cao trách nhiệm xã hội hướng tới phát triển bền vững và giảm thiểu các rủi ro từ buôn bán ĐVHD trái pháp luật trên không gian mạng” đề cập tới trong bối cảnh các sản phẩm ĐVHD được rao bán trái pháp luật trên các nền tảng xã hội ngày càng tăng lên. Trong khi đó, thị trường mua bán trực tuyến còn thiếu các quy định rõ ràng để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng mua bán sản phẩm này.

Theo thông tin đưa ra tại Hội thảo, khảo sát với tất cả các nền tảng trực tuyến (trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử) của TRAFFIC Việt Nam từ tháng 7/2021 - 6/2022 cho thấy, có hơn 8.000 tin, bài quảng cáo rao bán công khai các sản phẩm ĐVHD. Trong đó, phần lớn là các loại ĐVHD được bảo vệ nguy cấp và quý hiếm. Voi và các sản phẩm từ ngà voi là những sản phẩm được bán, cũng như được tìm kiếm nhiều nhất. Chỉ cần gõ chữ “ngà voi” thì rất nhanh công cụ tìm kiếm Google đã tìm thấy hơn 1,5 triệu kết quả. Các sản phẩm thường được rao bán mạnh mẽ vào thời điểm trước Tết hay lễ hội, do nhu cầu tìm kiếm, mua bán các sản phẩm này gia tăng. Thậm chí các sản phẩm ĐVHD được rao bán ngày càng trở nên đa dạng hơn trên các nền tảng xã hội.

Cũng tại Hội thảo này, bên cạnh việc cần gia tăng mức phạt, hình phạt để tăng tính răn đe thì các chuyên gia còn nhấn mạnh cần có sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp thương mại điện tử... để giải quyết vấn đề này. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần cung cấp thêm thông tin, kiến thức, trang bị thêm kỹ năng, công cụ để doanh nghiệp có thể ứng phó, đối phó tốt hơn với các rủi ro từ buôn bán ĐVHD trái phép. Về phần doanh nghiệp, cần thể hiện quan điểm, ý chí mạnh mẽ, quyết tâm chống lại hành vi vi phạm bất hợp pháp này, cùng hành động thì sẽ góp phần chặt đứt được chuỗi buôn bán ĐVHD bất hợp pháp tại Việt Nam.

“Với kết nối quốc tế và khu vực, các công ty công nghệ Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống buôn bán ĐVHD trái pháp luật thông qua việc chặn quảng cáo và không cho phép hoạt động mua bán liên quan trên các nền tảng của mình” - bà Michelle Owen - Giám đốc văn phòng nhà thầu dự án bảo vệ ĐVHD nguy cấp, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Đọc thêm

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).