Bước ngắn và bước dài

Việt Nam có mức tăng năng suất lao động nhanh nhất ASEAN song chênh lệch với các nước vẫn ngày càng được nới rộng
Việt Nam có mức tăng năng suất lao động nhanh nhất ASEAN song chênh lệch với các nước vẫn ngày càng được nới rộng
(PLVN) - Còn vài ngày nữa, dân tộc ta kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Không ai không tự hào. Càng tự hào hơn khi chúng ta chứng kiến những thành tựu của đất nước, đặc biệt là từ đổi mới, năm 1986 đến nay. Tuy nhiên, bên lòng vẫn canh cánh âu lo.

Về tốc độ phát triển của đất nước, phải ghi nhận rằng, tăng trưởng của Việt Nam là nhanh, bình quân 7%/năm trong hơn 20 năm. Năm 2018, GDP tăng 7,08% là mức cao nhất 10 năm trở lại đây. Chúng ta đã có mức tăng trưởng cao và khá ổn định. 

Tuy nhiên, những số liệu GDP ở trên cho thấy một thực tế, xét về số tuyệt đối thì GDP của thế giới ngày một giãn ra, với tốc độ rất nhanh so với GDP của Việt Nam. Cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người của thế giới hơn của Việt Nam 3.900 USD, nhưng nay đã vọt lên hơn 7.500 USD, gần gấp đôi.

Nhiều nhà kinh tế đã quan ngại khi cho rằng: Việt Nam đã tụt hậu vòng 1 khi tính GDP bình thường và tất cả các phân tích đều so sánh theo giá hiện hành.  Dù Việt Nam bước nhiều bước, tốc độ nhanh nhưng lại bước ngắn nên bị bỏ lại so với các quốc gia khác bước chậm nhưng bước dài. So với thế giới, chúng ta đang đối diện với tình trạng ngày càng tụt hậu.

Vấn đề là đến nay chúng ta tiếp tục tụt hậu vòng 2, tức tụt hậu ngay cả với những nước nhỏ bên cạnh mình như Lào. Theo số liệu World Bank 2017, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã thua cả Lào, quốc gia đã đầu tư và tiếp nhận đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, theo WEF năm 2018, Việt Nam xếp hạng cạnh tranh quốc tế về 4.0 tăng 1 điểm nhưng lại tụt 3 hạng, tức là trong cuộc đua này, chúng ta có tiến lên nhưng các quốc gia khác tiến nhanh hơn.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phát triển con người HDI, chỉ tiêu kinh tế tri thức KEI vẫn đứng dưới 100, thậm chí nhiều chỉ tiêu khác thấp hơn. Chỉ số năng lực cạnh tranh nền kinh tế GCI cũng đứng thứ 90. Việt Nam đang đối diện nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, khó thoát. 

Chúng ta đạt nhiều thành tích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy tăng trưởng khá cao nhưng chất lượng tăng trưởng ngày càng có vấn đề, các cơ cấu của nền kinh tế vẫn còn rất lạc hậu và lệch lạc. Mô hình tăng trưởng của chúng ta lệ thuộc vào nhập nguyên liệu, hay mô hình tăng trưởng “xuất khẩu thuê, gia công hộ”, với giá trị gia tăng thấp chỉ 10-20%.

Con đường trước mắt là gì? Tất nhiên, phải nhìn nhận nhiều vấn đề. Ngay như việc duy trì quá lâu dài mô hình doanh nghiệp Nhà nước làm “tiêu tán” hết nguồn lực, kỳ thị kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tư nhân quá lâu, “chiều chuộng vô lối” FDI, bộ máy quản lý, bộ máy hành chính nhiều tầng nấc, cồng kềnh “bám hút” hết tất cả những gì cần tích lũy...

Rõ ràng, bộ máy Nhà nước cung cấp dịch vụ, xã hội công bằng, phát triển hài hòa qua thực hiện dân chủ rộng rãi là điều cốt lõi, giúp chúng ta mới có thể “bước dài”. 

Đọc thêm

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.