Bước 1.015 nấc thang để đến với thiên đường Phật giáo

Cổng Niomon, được xây dựng từ thế kỷ 19
Cổng Niomon, được xây dựng từ thế kỷ 19
(PLO) -Khi nghe nói phải nước tới 1.015 bước mới lên tới đỉnh của ngôi đền Ramadera Risshakuji nổi tiếng ở Nhật Bản, nhiều người không khỏi chùn bước. Nhưng chắc chắc nếu ai đó có dịp tới đây và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của ngôi đền này thì không có gì hối tiếc và cho dù có phải bước thêm nhiều bước nữa vẫn rất đáng.  

Được biết Tohoku là một khu vực nằm ở phía Đông Bắc của Honshu, hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản. Mảnh đất này khiến người dân Nhật Bản rất tự hào vì nó không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn giữ được những nét văn hóa truyền thống, phong tục đã tồn tại từ rất lâu đời. Đến đây, bạn sẽ được tham quan một trong những khu đền linh thiêng nhất trên hòn đảo, đó là đền Yamadera Risshakuji trên đỉnh núi Hoju-san.

Yamadera Risshakuji là một ngôi đền danh lam thắng cảnh nằm ở vùng núi phía Đông Bắc thành phố Yamagata. Vào những năm đầu thời kỳ Heian (794 - 1185), Hoàng đế Seiwa đã cử một linh mục tên là Jikaku Daishi thành lập ra ngôi đền này và ông còn là người quan trọng nhất của đất nước Phật giáo trong khu vực Tohoku. 

Ngôi đền có tầm quan trọng về tôn giáo 

Mặc dù tên chính thức của nó là Risshakuji, nhưng người dân địa phương thương gọi ngôi đền bằng cái tên Yamadera - có nghĩa là “chùa trên núi”. Toàn bộ công trình của đền nằm từ chân núi lên đến đỉnh núi, từ mặt đất cho tới nơi có những cảnh quan tuyệt đẹp khi nhìn xuống thung lũng. 

Chùa Risshakuji có khuôn viên rộng 330.000m2 với hơn 30 đền, tháp lớn nhỏ mang ý nghĩa quan trọng về tôn giáo như điện thờ, cổng tam quan và các di tích. Ngôi đền được thành lập từ năm 860 và nhằm mục đích giám sát giáo phái Tendai của Tohoku thuộc miền Bắc Tohoku. Đây được xem là ngôi đền có tầm quan trọng về tôn giáo với nhiều đền thờ và tượng phật. 

Ngoài ra, đây là nơi được nhiều người biết đến bởi nhà thơ Haikai nổi tiếng Nhật Bản Matsuo Basho từng sáng tác những câu thơ tuyệt tác để mô tả cảnh đẹp nơi đây. Ngày nay, một bức tượng của Basho và một bản khắc đá của bài thơ nổi tiếng của ông có thể được tìm thấy ở bên trong khu vực sân đền.

Đền Godaid, nơi có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thanh bình ở Yamagata
Đền Godaid, nơi có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thanh bình ở Yamagata

Một trải nghiệm về thiền định 

Ở nhiều khu du lịch đền chùa của Nhật Bản thường sẽ có dịch vụ xe điện để phục vụ du khách, nhưng riêng Ramadera Risshakuji hoàn toàn không có. Tất cả đều phải đi bộ và bạn sẽ thấy công sức mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng khi được ngắm cảnh đẹp tuyệt vời từ trên cao, đặc biệt cảnh mùa thu với màu đỏ rực của lá phong khiến du khách quên hết bao mệt nhọc vừa trải qua. 

Những nấc thang uốn quanh ngọn núi Hoju-san sẽ đưa ta đến điện chính Okunoin của khu đền. Hơn 1.000 bậc thang là thách thức không hề nhỏ để chinh phục hành trình lên tới Yamadera Risshakuji. Người ta nói rằng, bước đủ hơn 1.000 bước là một trải nghiệm về thiền định, tĩnh tâm mà bạn khó có thể tìm thấy được trong cuộc sống ồn ào thường ngày. 

Đường đi lên đền có những chiếc cột đèn bằng đá và những bức tượng nhỏ trong khu rừng càng làm không khí nơi đây trở nên tĩnh lặng. Với những bậc thang đầu tiên, cái mà người ta cảm nhận được là sự yên bình và thanh tịnh. Nhưng khi càng bước nhiều hơn nữa, không ít người không ít người phải nắm chặt lấy tay vịn cầu thang, chân mỏi rời, bắt đầu thầm mệt và cảm thấy vật vã về sự gian nan phía trước. 

Trong khi đó, rất nhiều người sung sức và luôn kiên định nhìn về phía trước tiến lên, thậm chí có thể bước hai bậc thang cùng một lúc. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc đua leo lên đỉnh núi. Thay vào đó, mọi người thường động viên nhau một cách đầy thân thiện chỉ bằng cái gật đầu trìu mến và lời chào “konichiwa”. Chỉ thế thôi cũng đủ tiếp thêm sức mạnh và động lực cho những người đang mệt nhoài, chùn chân mỏi gối. 

Đường đi thì gian nan, nhưng cảnh đẹp bên đường khiến người ta không khỏi choáng ngợp, vô vàn những cảnh đẹp đầy mê hoặc khiến bạn phải tạm dừng chân để ngắm, tận hưởng từng làn không khí mát lành và nhanh tay bấm máy để ghi lại khoảng khắc tuyệt vời không đâu có được. 

Tòa nhà chính của Yamadera, Hội trường Konponchudo
Tòa nhà chính của Yamadera, Hội trường Konponchudo

Nhiều di tích cổ xưa

Nằm xung quanh chân núi là một số di tích nổi tiếng bao gômg hội trường Konponchudo, hội trường chính của chùa Yamadera. Konponchudo được làm bằng gỗ sồi là ngôi đền cổ nhất và trưng bày tượng Phật và được cho là nơi giữ ngọn lửa Phật giáo cháy liên tục trong hơn 1.000 năm qua. Ngọn lửa đã được mang đến từ Đền Enryakuji ở Kyoto - ngôi đền đầu của phái Tendai, mà Yamadera thuộc về. Thêm nữa là ngôi đền Hiho-kan được xây dựng vào năm 1144. Đây là bảo tàng bảo vật, lưu giữ những hiện vật Phật giáo quý giá. Bạn cũng có thể tìm thấy những bức tượng gỗ khắc các vị Phật Như Lai như Shaka Nyorai, Yakushi Nyorai và Amida Nyorai. Toàn bộ đều là những tượng Phật rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.

Khi du khách leo gần lên tới đỉnh du khách có thể thấy bức tượng có hình dạng giống như Đức Phật Di Đà. Đến đây là du khách đã đến được cổng “Niomon”, được xây dựng vào thế kỷ 19 và một trong những tòa nhà mới của đền thờ, cách điểm xuất phát khoảng 500 bậc thang. 

Qua cổng Niomon có nhiều chùa nhỏ ở nhiều điểm dọc theo dãy núi. Khu vực mở và có tầm nhìn tuyệt vời ra thung lũng, trái ngược với tĩnh lặng, huyền bí dọc lối leo qua rừng.  Một trong số đó là 2 ngôi đền nổi tiếng nhất của Yamadera là đền Kaisando – nơi dành riêng thờ phụng người sáng lập ngôi đền, Jikaku Daishi. Còn đến tháp đỏ Nokyodo nhỏ hơn, kế bên nằm ở phía bên trái của cổng – là nơi được sử dụng sao chép kinh phật. Cả hai đều là những nơi có khung cảnh tuyệt đẹp và là điểm dừng chân ưa thích của khách du lịch và đặc biệt là các nhiếp ảnh gia.

Tiếp đến là khu vực đền Godaido, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh đồng quê thanh bình ở khu vực Yamagata. Tòa nhà bắt đầu từ đầu những năm 1700 và trải dài ra trên vách đá. Đi bộ vượt ra ngoài Godaido là không thể, nhưng có một con đường dẫn từ cổng Niomon vào vùng núi của khu đền chính Okunoin. 

Ngoài ra, điển hình nơi đây là những vách đá điêu khắc tinh xảo ẩn mình dưới tán lá phong rừng đỏ rực. Bạn cũng sẽ có cơ hội đặt đồng xu một Yên lên phiến đá Midaha như một nghi lễ dọc đường để tỏ lòng thành kính. Phiến đá này nằm ở lưng chừng núi, cách cổng nghỉ chân Niomon không xa. Bạn cũng không thể bỏ lỡ những bức tượng Ojizosan tí hon ở cổng ra vào của khu đền Yamadera. Đây được xem là những vị thần hộ mệnh bảo vệ cho trẻ em và du khách. 

Đền Kaisando cùng toà tháp đỏ Nokyodo nhỏ hơn, kế bên nằm ở phía bên trái của cổng
Đền Kaisando cùng toà tháp đỏ Nokyodo nhỏ hơn, kế bên nằm ở phía bên trái của cổng

Được biết, trần của những ngôi đền trong khu chùa Yamadera sẽ được dán những tơ giấy có tên senjafuda. Những tấm thẻ sẽ ghi tên của các vị khách tham quan và người ta tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cho họ.

Đây có thể nói là địa điểm lý tưởng khi du lịch tại Nhật Bản. Trên đường đi sẽ không tránh khỏi những mỏi mệt nhưng nó thật đáng giá với những gì bạn được chiêm ngưỡng. Những trải nghiệm bạn có được sẽ mang đến sự nhẹ nhàng trong tâm hồn và mọi ưu phiền hằng ngày sẽ được giải tỏa hoàn toàn.

Đọc thêm

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.