Bùng nổ xu hướng… “chữa lành”

Đôi khi sống chậm và giản đơn đã là sự “chữa lành”. (Ảnh minh họa chụp màn hình)
Đôi khi sống chậm và giản đơn đã là sự “chữa lành”. (Ảnh minh họa chụp màn hình)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày gần đây, khi nhà nhà đi du lịch đều gán cho chuyến đi với tên gọi “chữa lành”. Trào lưu “chữa lành” phổ biến tới mức, ngành du lịch thống kê có khoảng 9 triệu lượt khách tham gia “chữa lành” dịp lễ vừa qua, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước…

“Chữa lành” khi chưa kịp… tổn thương

Có lẽ là một từ khoá đã trở thành xu hướng vài năm trở lại đây, nhất là sau đại dịch COVID-19 với rất nhiều mất mát, đau thương. Sau khi cả thế giới cùng trải qua tổn thương to lớn thì có lẽ con người ta cũng mạnh dạn hơn khi đưa ra những tổn thương của chính mình, để ôm ấp, nâng niu và rồi hàn gắn nó.

Nhờ Gen Z, những chuyến đi du lịch được tặng cho cái tên “chuyến đi chữa lành”. Vui vui đùa đùa, đến nỗi giờ kỳ nghỉ dài cũng được mọi người gọi vui là “Ngày Chữa lành toàn quốc”.

Thực tế trào lưu “chữa lành” đang tràn ngập Facebook, Instagram hay TikTok . Trong bối cảnh công nghệ và truyền thông xã hội phát triển nhanh chóng, thế hệ Z, sinh ra từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010, nhận thấy mình đang phải “vật lộn” trong một thế giới tràn ngập những áp lực và sự phức tạp. Từ căng thẳng học tập gia tăng đến so sánh trên mạng xã hội, Gen Z phải đối mặt với một loạt vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của họ.

Ở góc độ khác, một bộ phận Gen Z có điều kiện kinh tế gia đình khá giả, có công việc thu nhập ổn, không phải gánh nặng chuyện tiền nong nhưng luôn làm quá mọi chuyện, luôn suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực, luôn cảm thấy bản thân bị tổn thương… Đồng thời, không ít Gen Z có hoàn cảnh khó khăn, mưu sinh bằng đủ nghề để được tiếp tục con đường học vấn, những tưởng họ sẽ gai góc, mạnh mẽ hơn nhưng họ lại “tích cực” than vãn, gia nhập các hội nhóm “chữa lành” trên mạng xã hội.

Cũng có không ít trường hợp chạy theo trào lưu, tìm một góc thật chill để sống ảo, rồi đăng ảnh thở than lên mạng xã hội về cuộc sống không như ý. Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, đây không phải là bệnh tật, mà là một biểu hiện đáng quan ngại của việc thích sống theo xu hướng, tự huyễn hoặc bản thân bị những tổn thương không hề có từ thực tế.

Bởi thế, chỉ cần gõ cụm từ “chữa lành” sẽ cho khoảng hơn 64 triệu kết quả trong vòng 0,26 giây. Trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, từ khóa “chualanh”, “healing” lọt Top 100 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam. Cùng với đó là sự bùng nổ của hàng trăm hội nhóm về “chữa lành” được lập trong thời gian gần đây, thu hút rất đông người tham gia, hưởng ứng. Nhiều người trẻ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho các chuyến du lịch, các khóa thiền, các lớp học trải nghiệm mang danh “chữa lành”.

Theo Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, tại Việt Nam tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, nghĩa là có khoảng 15 triệu người. Trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao, từ 5 đến 6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu, bia, ma túy và các chất gây nghiện khác.

Bản chất của “chữa lành” là để cho chúng ta hạnh phúc hơn, chia sẻ được những vấn đề tổn thương tâm lý đang gặp phải. Bên cạnh những hoạt động “chữa lành” có sự định hướng của những người có chuyên môn, hiện nay có một số “khóa học chữa lành” trên mạng đang có những dấu hiệu trục lợi, lừa đảo. Những khóa học này được quảng cáo rất rầm rộ nhưng hiệu quả ra sao lại là câu chuyện khác.

Chị Hạnh An, một người mẹ gặp nhiều bất ổn trong cuộc sống hôn nhân. Chị quay trở lại với chồng cũ sau nhiều năm ly hôn và chị có thêm một em bé thứ ba trong thời điểm đó. Lúc này hai con lớn của chị đã từng gặp nhiều tổn thương do ám ảnh về người cha không có trách nhiệm trong quá khứ, bọn trẻ đang tuổi vị thành niên phản đối việc hàn gắn của cha mẹ… Chị Hạnh An những mong quay trở lại để vun đắp tình cảm cho các con, nhưng mọi việc lại tệ hơn, cùng với sự trầm cảm sau sinh nên chị đã phải tìm tới bác sỹ tâm lý. Thế nhưng, bác sỹ tâm lý lại làm vấn đề trầm trọng hơn, khi đem chuyện của chị nói lại với chồng chị, đem nỗi niềm uẩn ức của con gái về người cha nói lại với chính người cha đó… Như vậy, chưa cần biết bác sỹ điều trị tới đâu, nhưng điều tối kỵ chính là bác sỹ đã tiết lộ thông tin của khách hàng. Cùng với đó, bác sỹ chỉ đưa ra những liệu pháp theo đúng “sách vở” mà không có thực tế. Bởi “chữa lành” chỉ thật sự hiệu quả, khi mỗi người biết được vấn đề của mình ở đâu để đối diện, để tìm ra lối đi tốt nhất cho bản thân, chứ không phải theo công thức chung. Đành rằng, nếu người bị trầm cảm nặng, hay khi gặp vấn đề, họ cần được chia sẻ, được lắng nghe và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Nhưng sự “chữa lành” tốt nhất chính là ở bản thân mỗi người, khi họ xốc lại được bản thân và cân bằng cuộc sống, cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Sự đối diện - hành trình không mệt mỏi

Theo PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, trào lưu “chữa lành” đã bắt đầu được biết tới nhiều hơn từ sau đại dịch COVID-19. Theo ông Nam, ở thời điểm hiện tại, nhiều người sau khi bị tổn thương tâm lý, khi học thêm một vài khóa học đã nhận thấy đây là một môi trường kinh doanh được. Do đó, họ bắt đầu quảng bá mạnh mẽ các khóa học, gây dựng cộng đồng “chữa lành” nhằm phát triển kế hoạch kinh doanh dựa vào từ khóa đang “hot” này. Trên thực tế, các khoá học “chữa lành” tại các nước khác cần phải có cơ chế kiểm duyệt gắt gao và được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam hiện tại, rất nhiều người cung cấp các dịch vụ “chữa lành” không có bằng cấp cũng như cung cấp dịch vụ chưa được kiểm duyệt bởi các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân Việt Nam về sức khỏe tâm thần còn thấp, trong khi đó chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng chưa được phát triển mạnh mẽ. Ông Nam cho biết, nhiều người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng không muốn gặp bác sỹ tâm thần do lo ngại bị đánh giá, bị gọi là “điên” và tìm kiếm giải pháp ở nơi khác. Đây cũng là một phần lý do khiến các khóa học “chữa lành” mọc lên ngày càng nhiều.

Ông Nam cho biết thêm, từ năm 2023, Việt Nam đã có chức danh Nhà tâm lý và Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật khám, chữa bệnh, trong đó vị trí nghề nghiệp Tâm lý lâm sàng cần phải có chứng chỉ của Bộ Y tế. Do đó, khi tìm kiếm các dịch vụ “chữa lành”, cần phải lựa chọn một cách cẩn thận, nên tới khám bệnh tại những bệnh viện uy tín để không mắc phải “bẫy” của những người không có đủ chuyên môn mà chỉ dựa vào từ khóa “chữa lành” để kiếm tiền…

Còn theo diễn giả Chương Đặng: “Lại nói về trào lưu “chữa lành”, đây là điều hiển nhiên của những thứ phát triển nhanh chóng. Tôi không bàn về những hoạt động lừa đảo, trá hình, hay lạm dụng khái niệm ấy để trục lợi. Nhưng ai ở trong lĩnh vực “healing”, “chữa lành” ở Việt Nam trong 20 năm qua chắc chắn sẽ không phủ nhận điều này rằng: kiếp nạn của một người gặp phải vấn đề tâm lí là họ không dám đưa cánh tay lên ra dấu: “tôi có vấn đề!”. Xã hội không còn nhầm lẫn một người cần tư vấn tâm lí là một người tâm thần. Và bất kì ai trong chúng ta, bao gồm cả người tư vấn tâm lí, đều sẽ có lúc cần trợ giúp về tâm lí. Việc tìm kiếm một “người nghe” chuyên nghiệp nó cũng đơn giản như việc bạn đặt một liệu trình massage thư giãn cho cơ thể, thì tâm hồn bạn cũng cần những xoa dịu tương tự”.

Cùng với đó, tác giả sách “Bố cho con cái gì?” - Hoàng Huy chia sẻ về trào lưu “chữa lành” rằng anh vẫn đi chơi nhưng đi chơi là đi chơi, không gọi là “chữa lành”. Và nếu như bạn đang không ổn, đi chơi cũng không thể “chữa lành”, nếu như bạn mang theo tâm trạng nặng nề, u ám. Nếu cảnh sắc tươi đẹp, những trò vui làm bạn quên đi chốc lát thì cũng chỉ giống như bạn uống rượu để giải sầu, lúc tỉnh lại còn sầu hơn. Đó chỉ là né tránh, bạn chạy trốn nó, chứ vấn đề nó vẫn ở yên đó chờ bạn.

Có nhiều cách hiểu về “chữa lành” theo trải nghiệm của mỗi người. Nhưng với anh Huy, “chữa lành’ là cuộc hành trình không ngừng nghỉ đi vào bên trong chính bản thân mình, sắp xếp lại những ngổn ngang. Và quan trọng nhất tìm lại được sự cân bằng cần thiết để tiếp tục sống một cuộc đời an yên, hạnh phúc. Không sẵn sàng đi vào trong và đối diện, thì dù đi xa tới mấy, chữa mãi cũng sẽ không lành. Khi chúng ta nhận diện được nỗi đau, không còn trốn tránh và gọi tên nó, là quá trình “chữa lành” đã chính thức được bắt đầu.

“Với bản thân mình, suy cho cùng, trong cuộc đời này, chỉ có duy nhất mất mát người thân, sinh ly tử biệt đáng được gọi là đau khổ; còn mọi chuyện khác, được - mất, giàu - nghèo, ốm đau - mạnh khoẻ đều là những sắp đặt cần thiết của cuộc sống, đến rồi đi. Điều duy nhất chúng ta cần làm là điềm tĩnh… chấp nhận nó, ngay khi ta chấp nhận nó, tức là ta đã bước đầu thay đổi nó.

Đành rằng, cuộc sống càng tiện nghi, hiện đại, bận rộn con người càng dễ tổn thương hơn. Không sao hết, không phải lúc nào cũng mạnh mẽ đã là tốt, tổn thương - yếu đuối cũng có giá trị riêng nếu chúng ta nhìn nhận nó trong sự sáng suốt và lạc quan. Nếu lỡ cuộc đời có mạnh tay xíu mà lỡ bị rách, thì hãy viết hẳn một trang mới, đàng hoàng hơn, tươi sáng hơn” - Hoàng Huy bày tỏ.

Và như thế, chỉ cần chúng ta luôn an yên, tĩnh lặng trong tâm hồn với những cảm xúc có thể chạm tới từ cuộc sống, ấy là khi chúng ta đã đi qua rất nhiều nỗi đau để biết tự “chữa lành”. Bởi điều gì rồi cũng sẽ qua, khi bạn bình tĩnh đối diện với mọi điều không như ý trong cuộc đời…

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an
(PLVN) - Thay vì mãi chạy theo những điều xa vời, chúng ta nên học cách hài lòng với những gì mình đang có. Biết từ bỏ là khi chúng ta thật sự tìm thấy sự tự do, sự bình an...

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương
(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...

Độc lạ những đám cưới trang trí bằng rau củ quả

Trang trí lễ cưới bằng rau quả tạo nên sự độc đáo, mới lạ.
(PLVN) - Dùng cà chua, ớt chuông, súp lơ, vải thiều để trang trí đám cưới hoặc làm hoa cưới cầm tay... là những cách làm độc đáo mà nhiều cặp đôi lựa chọn áp dụng trong ngày trọng đại của mình. Vừa sáng tạo lại tiết kiệm, những đám cưới độc lạ này nhận được vô vàn lời khen từ cư dân mạng.

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.
(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp
Mặc dù đạo Phật không đưa ra các tiêu chí hướng dẫn cụ thể nào cho đạo đức kinh doanh, nhưng các nguyên tắc đạo đức cơ bản, có thể được điều chỉnh để tạo ra khuôn vàng thước ngọc cho hành vi đạo đức trong thế giới kinh doanh.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.