Bún nước lèo Sóc Trăng - Từ hương vị dân dã đến đặc sản châu Á

Bún nước lèo Sóc Trăng ngày nay không chỉ là món ăn dân dã địa phương, hương vị đã lan tỏa ra tầm thế giới; sẽ góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người và món ăn Việt đến với bạn bè quốc tế.
Bún nước lèo Sóc Trăng ngày nay không chỉ là món ăn dân dã địa phương, hương vị đã lan tỏa ra tầm thế giới; sẽ góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người và món ăn Việt đến với bạn bè quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bún nước lèo là đặc sản của quê hương Sóc Trăng, mang đậm hương vị độc đáo, hòa quyện của 3 dân tộc anh em Kinh - Hoa - Khmer. Món ăn này ban đầu chỉ là một món ăn dân dã của người Khmer tại địa phương, trải qua chiều dài thời gian thì hương vị của nó đã trở thành nét văn hóa ẩm thực của người dân Sóc Trăng.

Ngày nay, hương vị món ăn không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà đã lan tỏa trở thành đặc sản châu Á.

Bún nước lèo là món ăn truyền thống của người Khmer, có tên gọi “Num-chooc”, còn người Kinh gọi bún nước lèo. Để món ăn trở nên ngon và nổi tiếng như ngày hôm nay, phải có sự kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu và cách chế biến hết sức công phu. Theo đó, nước dùng (nước lèo) làm từ mắm và thịt cá lóc của người Khmer, bắp chuối và rau muống thái sợi của người Kinh, thịt quay béo giòn của người Hoa. Món ăn này lúc đầu chỉ nấu ăn trong phạm vi gia đình, trải qua dòng thời gian, qua bao thế hệ, với hương vị đặc trưng riêng; ngày nay, bún nước lèo Sóc Trăng đã trở thành nét đẹp về văn hóa ẩm thực của người dân Sóc Trăng nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Để làm nên một tô bún nước lèo thơm, ngon, nhất định không thể thiếu những sợi bún trắng ngà vừa mềm nhưng vẫn đủ độ dai. Điểm đặc biệt của món ăn này chính là nước lèo, đây loại súp được chế biến từ sự hòa quyện giữa mắm, sả và ngải bún (dùng để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt cho nước lèo). Nguyên liệu, mắm thường dùng là những loại sẵn có tại địa phương như: mắm cá sặc, cá lóc, cá linh… riêng người Khmer thường nấu bằng mắm bò hóc (mắm bò hóc là một loại mắm đặc trưng của người Khmer; làm bằng các loại cá lóc, cá trê đồng, tôm, tép tươi).

Nguyên liệu ăn kèm cũng được chuẩn bị khá công phu: bắp chuối bào, rau muống bào, rau huế, rau răm, húng lủi, hẹ lá, giá,… tùy theo sở thích mỗi người. Cá lóc đồng là không thể thiếu, cá sau khi làm sạch, luộc chín phải tách thịt, lọc bỏ xương; còn có tép đất cỡ ngón tay luộc xong cũng được lột sạch vỏ. Một nguyên liệu cũng không thể thiếu trong tô bún nước lèo, đó là thịt heo quay, thịt phải chọn miếng ba rọi (có đủ da, mỡ, nạc); sau khi quay thịt xong thì xắt ra từng miếng nhỏ cho vừa ăn.

Bằng chứng nhận bún nước lèo Sóc Trăng được Kỷ lục châu Á theo tiêu chí công bố giá trị ẩm thực, đặc sản châu Á công nhận.

Bằng chứng nhận bún nước lèo Sóc Trăng được Kỷ lục châu Á theo tiêu chí công bố giá trị ẩm thực, đặc sản châu Á công nhận.

Theo dòng chảy thời gian, nét văn hóa ẩm thực nước ta được hình thành và phát triển với đa dạng món ăn phong phú, độc đáo, mang nét đặc trưng riêng từng vùng miền, gắn liền với tính cách con người, phong tục tập quán ở vùng đất đó. Ngày nay, có nhiều món ăn Việt đã vươn ra thế giới, trở thành một “sứ giả đặc biệt” về văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu.

Theo đó, trong hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực - đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) thực hiện từ năm 2010 đến nay, với sứ mệnh chung “Mang tinh hoa Việt Nam ra thế giới”. Tiếp theo 03 lần đề cử thành công đến Kỷ lục châu Á vào các năm 2012, 2013 và 2022. Đồng thời, căn cứ theo các TOP Ẩm thực đặc sản 63 tỉnh, thành phố Việt Nam đã công bố năm 2021 - 2022, cùng với sự đề cử của các địa phương, VietKings đã tiếp tục thực hiện các bộ hồ sơ đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á và được công nhận.

Sau quá trình chọn lọc (từ năm 2012 đến năm 2023), 10 đề cử đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á quyết định công bố xác lập, theo Bộ tiêu chí Kỷ lục ẩm thực và đặc sản châu Á, nâng số lượng các kỷ lục về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam đạt Kỷ lục châu Á lên số lượng 60 món; trong đó, có 38 món ăn đặc sản và 22 đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng của các địa phương.

Trong danh sách công bố lần IV (năm 2023 - 2024), tỉnh Sóc Trăng vinh dự có món ăn đặc sản bún nước lèo được xác lập Kỷ lục châu Á theo Bộ tiêu chí công bố giá trị ẩm thực, đặc sản châu Á, căn cứ đề cử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings). Điều đó sẽ góp phần quảng bá nền ẩm thực Việt Nam nói chung và ở các địa phương nói riêng đến đông đảo du khách trong và ngoài nước thông qua hệ thống các Tổ chức Kỷ lục trên toàn cầu.

Đọc thêm

"Sàn giao dịch trâu bò" lớn nhất Tây Bắc

Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) là một trong những chợ trâu lớn nhất Tây Bắc
(PLVN) - Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) là một trong những chợ trâu lớn nhất Tây Bắc. Mỗi phiên chợ có đến gần trăm con trâu được mua bán. Từ những con trâu được làm giống, cày bừa, cho tới cả những con to lớn đến độ làm thịt.

Na Hang (Tuyên Quang) phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hồ thuỷ điện Na Hang nhìn từ trên cao (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương về du lịch, những năm qua, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã chủ động, tích cực triển khai nâng cấp hạ tầng du lịch, xây dựng các chương trình khai thác giá trị văn hóa và hoạt động kích cầu, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Đảo Cò Chi Lăng Nam, chốn bình yên để trở về…

Mỗi buổi chiều tà, giữa không gian thiên nhiên thanh bình, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn những đàn cò trở về chốn bình yên.
(PLVN) -Đảo Cò Chi Lăng Nam là danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia, ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây được xem là thiên đường của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước, trong đó nhiều loài quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Hội thảo: “An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá phát biểu chào mừng Hội thảo
(PLVN) - Ngày 16/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn; Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: “An ninh- An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”.

Phát triển du lịch từ những lễ hội

Lễ hội đang là một hướng phát triển du lịch bền vững của Việt Nam. (Ảnh: Khai mạc Lễ hội “Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024” - BBĐ)
(PLVN) - Việt Nam là một đất nước đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc với hàng ngàn lễ hội được tổ chức mỗi năm. Bên cạnh các lễ hội truyền thống tại nhiều địa phương, những lễ hội hiện đại cũng đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, đóng góp cho việc phát triển du lịch Việt Nam.

'Nghe' áo dài kể chuyện văn hóa Việt Nam

'Nghe' áo dài kể chuyện văn hóa Việt Nam
(PLVN) - Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 hướng tới mục tiêu phát triển và quảng bá du lịch Hà Nội gắn liền quảng bá du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, Lễ hội tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hẹn nhau ở 'thiên đường mây' Tà Xùa

Chinh phục đầu rùa khổng lồ tại Tà Xùa.
(PLVN) - Tháng 10 này, thêm một đỉnh núi sẽ được các nhà báo chinh phục khi tham gia mùa 2 “Bước chân trên mây” - giải leo núi do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức. “Thiên đường mây” Tà Xùa chờ đón bước chân của những nhà báo - những người yêu thích khám phá, thử thách bản thân và lan tỏa điều tốt đẹp tại những nơi mình đến.

Sức hút từ… ruộng bậc thang mùa đổ nước

Trên đỉnh đồi Móng Ngựa trứ danh du khách thong thả tạo dáng lưu giữ thanh xuân. (Ảnh trong bài: Nguyên Đức)
(PLVN) - Những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ tầng tầng, lớp lớp, uốn lượn, nhấp nhô như những con sóng, lấp lánh trong ánh nắng thu hút du khách tìm đến Mù Cang Chải (Yên Bái) khám phá. Du lịch đang góp phần cải thiện nguồn thu nhập cho người dân miền danh thắng.

Thác K50 - 'Trinh nguyên' giữa rừng già Kon Chư Răng

Thác K50 nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
(PLVN) - K50 chắc hẳn là một cái tên thác mà bất cứ ai mê xê dịch cũng mong được một lần chiêm ngắm. Quả thực, đứng dưới dòng suối mát lạnh dưới chân “nàng” mà ngước nhìn, mà trầm trồ, sửng sốt với hai từ: Tuyệt đẹp.

Ga Đà Lạt được công nhận điểm du lịch

Ga Đà Lạt được công nhận điểm du lịch
(PLVN) - Ga Đà Lạt chính thức được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận điểm du lịch, định vị trên bản đồ du lịch quốc gia. Đây là cơ sở, động lực để ngành đường sắt khai thác lợi thế, phát huy tiềm năng nhằm chia sẻ, lan toả những giá trị văn hoá đến với cộng đồng.