'Bức tranh nông thôn Việt Nam đã có khởi sắc thay đổi rất nhiều'

Ông Trần Văn Môn trong một cuộc làm việc về NTM tại Sa Đéc (Đồng Tháp).
Ông Trần Văn Môn trong một cuộc làm việc về NTM tại Sa Đéc (Đồng Tháp).
(PLVN) - Trao đổi với báo chí, mới đây Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương Trần Văn Môn đã đánh giá sơ bộ những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2010-2020, nói rõ hơn về việc huy động, phân bổ các nguồn lực và công tác tuyên truyền sâu rộng về việc triển khai xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo. 

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 (Chương trình NTM), ông có thể khái quát diện mạo bức tranh NTM hiện nay so với những thời điểm trước?

- Dù mức độ đạt được có khác nhau ở các vùng miền, nhưng nhìn tổng thể bức tranh nông thôn Việt Nam đã có khởi sắc thay đổi rất nhiều, từ không gian đến cảnh quan, điều kiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt.  

Những khó khăn, cản trở khi thực hiện Chương trình NTM như nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và người dân với NTM, tình trạng lạm thu, quy hoạch không đến nơi đến chốn gây lãng phí trong đầu tư xây dựng… đã được giải quyết như thế nào?

- Đây là vấn đề xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của Chương trình, đã được Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương cũng như BCĐ các tỉnh đã đặt ra và có giải pháp chỉ đạo quyết liệt. Nó xuất phát từ nguyên nhân, đó là nhận thức lúc đầu của cả cán bộ và người dân là Nhà nước đầu tư - người dân hưởng thụ; do đó đã có chỉ đạo quyết liệt về chủ trương dân làm - Nhà nước hỗ trợ.

Thứ hai là phát huy vai trò cao độ của các cơ quan truyền thông để nắm bắt, giám sát, phản ánh kịp thời, giúp BCĐ các cấp phát hiện điểm còn hạn chế ở từng địa phương. Vừa rồi, nhiều địa phương cũng đã kiên quyết thu hồi lại danh hiệu khi địa phương đó không đạt chuẩn.

Gần 50% số xã chưa hoàn thành NTM đều là các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cần suất đầu tư lớn. Chính phủ và BCĐ đã có giải pháp gì huy động sử dụng nguồn lực trong giai đoạn tới để phát triển các xã này?

- Những xã càng về sau mà chưa đạt NTM thì càng khó, nó xuất phát từ địa hình và điều kiện tự nhiên, dân cư. Giải pháp cụ thể trước mắt BCĐ Trung ương nhân rộng và xây dựng đề án xây dựng NTM ở cấp thôn bản, thí điểm trong giai đoạn 2018-2020. Thứ hai, ưu tiên nguồn lực cho xã khó khăn gấp 4-5 lần xã bình thường.

Thứ ba, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; huy động doanh nghiệp, nhà tài trợ tập trung đầu tư vào các vùng khó khăn, đặc biệt là các vùng căn cứ cách mạng; phát triển du lịch gắn với NTM. Bên cạnh đó, tiếp tục phát động phong trào thi đua giai đoạn 2021-2030 để huy động mọi nguồn lực và động viên, khuyến khích sự thi đua đúng nghĩa.

Mới đây đã xuất hiện các khái niệm NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao. Vậy hiểu các danh xưng này thế nào, thưa ông?

- NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trong giai đoạn này và giai đoạn sau là cần thiết. Bởi mục tiêu của Chương trình là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Trưởng BCĐ Trung ương đã nêu rõ, có khởi đầu, không có kết thúc. Nghĩa là chúng ta phải tiếp tục, không có tính nhiệm kỳ và không bao giờ dừng lại. Khi được công nhận đạt chuẩn NTM, một số địa phương có tư tưởng là thỏa mãn, chững lại. Điều này thể hiện chúng ta chưa làm đúng quan điểm chỉ đạo của Trung ương. 

Các đơn vị đã được công nhận hoàn thành NTM phải thực hiện tiếp NTM nâng cao. NTM nâng cao được hiểu theo nghĩa, tất cả các tiêu chí đều phải tập trung nâng cao. Trong đó xác định những tiêu chí trọng tâm liên quan đến đời sống của người dân như thu nhập, môi trường, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế… Bắt buộc các xã phải thực hiện NTM nâng cao để không có tư tưởng chững lại. 

Về NTM kiểu mẫu, chúng ta làm trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, xây dựng mẫu hình về một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) xây dựng về lĩnh vực cảnh quan môi trường; huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) phát triển công nghệ cao theo hướng thông minh, phát triển sản xuất nông nghiệp; huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) về lĩnh vực du lịch và bảo tồn bản sắc. 

Chúng ta không phải bắt buộc cho tất cả các tiêu chí, các cơ sở phải trọng tâm các tiêu chí liên quan đến đời sống của người dân, nhưng phải chọn được lợi thế để xây dựng NTM kiểu mẫu. Trên cơ sở đó, năm 2020 sẽ tổng kết NTM kiểu mẫu để hoàn thiện tiêu chí. Mẫu thì không bắt buộc, chỉ khuyến khích và giao chỉ tiêu làm thử, trên cơ sở đó tổng kết rút kinh nghiệm, phục vụ cho việc xây dựng tiêu chí giai đoạn 2021-2025. 

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.