Bức tranh kinh tế- xã hội Đà Nẵng 6 tháng đầu năm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 28/6, Cục thống kê TP Đà Nẵng tổ chức công bố số liệu kinh tế-xã hội của thành phố trong quý 2 và 6 tháng đầu năm.

Theo báo cáo của Cục thống kê Đà Nẵng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II năm 2024 trên địa bàn ước tăng 8,35% so với cùng kỳ năm 2023. Với mức tăng 8,35% trong quý II/2024, tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của thành phố ước tăng 5,00%, cao hơn mức tăng 3,48% của cùng kỳ năm 2023 và cao hơn mức tăng bình quân 3,54% của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2020-2024.

Xét trên phạm phạm vi cả nước, quy mô GRDP của Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục duy trì vị trí thứ 17/63 tỉnh, thành phố và dẫn đầu các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.

Theo Cục thống kê Đà Nẵng GRDP quý 2 của thành phố dẫn đầu khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Theo Cục thống kê Đà Nẵng GRDP quý 2 của thành phố dẫn đầu khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Khu vực thương mại và dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của thành phố. Đặc biệt, số lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng đã đạt mức tăng ấn tượng và vượt cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19.

Tăng trưởng khu vực dịch vụ quý II năm 2024 ước đạt 9,86% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng 2,01% của quý I và mức tăng 0,72% của cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 5/63 địa phương trên cả nước về tốc độ tăng trưởng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khu vực dịch vụ ước tăng 5,99% so với cùng kỳ, đóng góp 4,17 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP chung toàn nền kinh tế thành phố.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi; tăng trưởng tín dụng đạt thấp; cước vận tải tăng cao... đang là rào cản khiến tăng trưởng khu vực dịch vụ trong 6 tháng qua tuy có khả quan nhưng vẫn chưa đạt được mức kỳ vọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội thành phố vẫn còn đối mặt với một số hạn chế, khó khăn, cụ thể như: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn do kinh tế thế giới phục hồi chậm, chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm tổng cầu yếu đi khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm; công tác triển khai đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về quỹ đất và mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp...

Khách du lịch của Đà Nẵng tăng cao nhưng số ngày lưu trú giảm.

Khách du lịch của Đà Nẵng tăng cao nhưng số ngày lưu trú giảm.

Khách du lịch tăng cao nhưng số ngày lưu trú giảm, xu hướng thắt chặt chi tiêu của du khách trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi suy thoái.

Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, không có đơn hàng nên không có nhu cầu vay vốn; nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không đủ các điều kiện đảm bảo, chưa có phương án kinh doanh hợp lý nên chưa thể vay vốn; thị trường bất động sản tiếp cận tín dụng khó khăn...

Ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, năm 2024 được xác định là năm cần tạo ra bứt phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm 2024, Thành phố tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp như: Tập trung các nguồn lực để đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới, góp phần tăng sức cạnh tranh của điểm đến để thu hút khách du lịch; Tiếp tục xúc tiến mở các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng từ các thị trường quốc tế; khai thác thị trường khách đường biển, đường bộ, liên kết hình thành và tạo xu hướng du lịch trải nghiệm bằng tàu hỏa...

Ngoài ra, thành phố cần xây dựng kế hoạch triển khai, lộ trình thực hiện các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư để tạo động lực tăng trưởng bền vững; Tiếp tục tập trung giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của thành phố, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình và tiến độ thực hiện hợp đồng; thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, đô thị, bảo vệ môi trường, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình, dự án theo đúng kế hoạch nhằm khai thác tối đa tiềm năng, giá trị các công trình, hạ tầng kỹ thuật.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.