Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Bức tranh được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND Thành phố Hà Nội, cùng sự đồng hành của Tập đoàn TH và Ngân hàng TMCP Bắc Á, tổ chức trình chiếu bằng công nghệ số, giúp người dân trong nước, bạn bè quốc tế cảm nhận và hiểu thêm về mốc son chói lọi của dân tộc một cách trực quan và sinh động nhất.

Các khán giả đầu tiên của buổi trình chiếu bức tranh bằng công nghệ 3D mapping tại lễ khai mạc sự kiện tối 3/5.

Chiêm ngưỡng bức tranh rộng 3.000m2 bằng công nghệ 3D mapping

Để ghi nhớ và tôn vinh chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tỉnh Điện Biên qua nhiều thời kỳ đã có những nỗ lực bảo vệ và lan tỏa tinh thần Điện Biên đến với cả nước bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có việc thực hiện bức tranh panorama này. Tác phẩm có diện tích hơn 3.000m2 (dài 132 m, cao hơn 20 m), được thực hiện bởi gần 200 họa sĩ trong 9 năm, dưới sự dẫn dắt của kiến trúc sư trưởng Nguyễn Văn Mạc.

Tranh sử dụng chất liệu sơn dầu trong không gian 360 độ, tái hiện một cách sinh động và chân thực toàn cảnh chiến dịch “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta.

Một góc tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Tranh ra mắt công chúng lần đầu vào năm 2021, hiện được đặt tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), từng được trao giải Nhất giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.

Trong bức sử thi hội họa đồ sộ này, các họa sĩ đã khắc hoạ hơn 4.500 nhân vật (nhiều chân dung nhân vật có thật), sự hùng tráng ác liệt của chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954 từ hàng ngàn tư liệu lịch sử được sưu tầm từ Trung tâm lưu trữ quốc gia Việt Nam, Pháp, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các chứng nhân lịch sử.

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), bức tranh lần đầu tiên được trình chiếu trước công chúng bằng công nghệ 3D mapping hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm hoàn toàn mới về một chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc.

3D mapping là kỹ thuật sử dụng ánh sáng và hình ảnh, âm thanh để tạo hiệu ứng. Thông qua công nghệ, những khoảnh khắc lịch sử sẽ trở nên sống động, giúp người xem như sống trong không gian toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bức tranh khắc họa rõ nét toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu"

Theo BTC, mỗi ca chiếu bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” sẽ bắt đầu với 6 phút giới thiệu nội dung, sau đó ánh sáng sẽ bật toàn không gian. Khán giả sẽ có khoảng 16 phút thưởng lãm tác phẩm lịch sử độc đáo này với 4 trường đoạn: Toàn dân ra trận - Khúc dạo đầu hùng tráng - Cuộc đối đầu lịch sử - Khúc khải hoàn mừng chiến thắng.

Thêm yêu và tự hào về lịch sử dân tộc

Phát biểu tại lễ khai mạc sự kiện tối 3/5, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc trình chiếu bức tranh sẽ góp phần nuôi dưỡng sự trân trọng sâu sắc hơn với lịch sử và để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập của đất nước.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi lễ khai mạc sự kiện

Đồng hành cùng các đơn vị trong tiến trình đưa bức tranh đặc sắc đến với người dân thủ đô, đại diện Tập đoàn TH và Ngân hàng TMCP Bắc Á chia sẻ: “Với lòng yêu nước và tinh thần phụng sự, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần tâm sức trong việc mang tới cho công chúng trải nghiệm sống động, chân thực về một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc. Đây là hoạt động ý nghĩa để người dân một lần nữa nhớ về sự kiện vĩ đại này, cũng như để thế hệ trẻ thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về lịch sử dân tộc”.

Được dẫn dắt bởi Anh hùng Lao động Thái Hương, Tập đoàn TH là tập đoàn doanh nhân yêu nước, có nền tảng phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp trí tuệ Việt, tài nguyên Việt với công nghệ cao và khoa học quản trị 4.0. TH thường xuyên đồng hành cùng Chính phủ trong các hoạt động ứng dụng công nghệ phục vụ nhân dân, đặc biệt trong các sự kiện có ý nghĩa lịch sử - văn hóa quan trọng, thu hút thế hệ trẻ dành sự quan tâm và lòng tri ân tới truyền thống dân tộc. Trước bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, Tập đoàn TH từng đồng hành với các chương trình có hiệu quả lan tỏa văn hóa cao như chương trình nghệ thuật đặc biệt Người mẹ Làng Sen, chương trình VTV true concert – Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên…

Hà Nội chọn khu vực Tượng đài Cảm tử là địa điểm trình chiếu bức tranh bởi đây là công trình điêu khắc ghi dấu trận 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô năm 1946, từ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khởi đầu loạt phản công của quân và dân ta và dẫn đến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Từ lời kêu gọi, các chiến dịch Việt Bắc Thu Đông (1947), chiến dịch Biên giới (1950) nổ ra và đi đến thắng lợi, tiếp tục mở đường cho chiến dịch Đông-Xuân (1953-1954) và cuối cùng là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Chuỗi trận đánh 56 ngày đêm tại "lòng chảo" Điện Biên tạo nên chiến thắng vang dội quốc tế, tạo thế và lực cho Việt Nam trên bàn đàm phán với các cường quốc trong Hiệp định Genève cùng năm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại đảo Cát Bà từ 18/4

Lễ Khai trương Sun GALLERY CAT BA
(PLVN) - Từ ngày 18/4, Tập đoàn Sun Group đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống giao thông công cộng hiện đại đón du khách từ ga đi cáp treo Phù Long đến Vịnh trung tâm Xanh Island. Hệ thống xe điện, xe buggy điện không chỉ giải quyết bài toán giao thông trên đảo mà còn từng bước xác lập và củng cố hình ảnh đảo Ngọc xanh, sinh thái, không khí thải carbon.

Vẻ đẹp rực rỡ của các nhà báo trên đường chinh phục đỉnh Tà Xùa

Vẻ đẹp rực rỡ của các nhà báo trên đường chinh phục đỉnh Tà Xùa
(PLVN) -  Họ không phải là những vận động viên chuyên nghiệp. Nhiều người chưa từng chơi thể thao, thậm chí chưa một lần tham gia bất kỳ giải thể thao nào. Thế nhưng, 100 nhà báo ấy đã mạnh mẽ ghi tên mình vào danh sách vận động viên của tham dự một giải thể thao mạo hiểm - Giải leo núi “Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa”, và họ đã để lại những hình ảnh rực rỡ trong ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Miền. 

Người ghi dấu ấn đặc biệt tại cõi thiêng Đồng Lộc

Ông Đào Anh Tuân, Phó bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tỉnh Hà Tĩnh.
(PLVN) - Với công việc “người kể chuyện lịch sử”, Đào Anh Tuân có lẽ đã là “gương mặt thân quen”, “giọng nói thân quen” với du khách tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Nhưng đó chỉ là một phần trong hành trình hơn 20 năm ông Tuân gắn bó nơi tọa độ lửa linh thiêng này.

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa (DSVH). Tinh thần xuyên suốt của Bộ Quy tắc là nâng cao trách nhiệm đạo đức, chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực DSVH, đồng thời lan tỏa nhận thức xã hội về giá trị và tầm quan trọng của di sản với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đưa thời trang dân tộc thiểu số ra sàn diễn quốc tế

Cảm hứng từ văn hóa dân tộc thiểu số đang được nhiều nhà thiết kế lựa chọn để sáng tạo ra những bộ sưu tập vươn tầm quốc tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: Saigoneer)
(PLVN) - Kho tàng văn hóa đồ sộ và đặc sắc của 54 dân tộc đã tạo nên bản sắc cho văn hóa Việt Nam, tạo ra những đặc trưng riêng, dấu ấn, điểm nhấn sâu sắc. Đây là một chất liệu khơi gợi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang Việt Nam sáng tạo nên những bộ trang phục độc đáo, vang tầm quốc tế.

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.