“Bữa cơm Công đoàn” Bộ Tư pháp gắn kết đoàn viên, người lao động

Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
(PLVN) - “Bữa cơm Công đoàn” là dịp để người lao động, tổ chức công đoàn và lãnh đạo cơ quan, đơn vị chia sẻ, giao lưu, tạo nên bầu không khí đoàn kết, thấu hiểu, qua đó tạo dựng niềm tin, sự gắn bó của công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động đối với tổ chức công đoàn.

Thực hiện hướng dẫn của Công đoàn Viên chức Việt Nam về việc triển khai tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024, đồng thời chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp đã triển khai Kế hoạch triển khai tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024.

Theo Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền, “Bữa cơm Công đoàn” là hoạt động do Công đoàn Bộ, Công đoàn cơ sở phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024) và kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945-28/8/2024). Đồng thời, tạo đợt cao điểm tuyên truyền chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành, của tổ chức công đoàn (Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; 79 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp; 95 năm Công đoàn Việt Nam), từ đó thu hút, tập hợp và phát triển đoàn viên, gắn kết chặt chẽ đoàn viên, người lao động với tổ chức công đoàn. Thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, hướng tới xây dựng các chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.

Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền.

Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền.

Bên cạnh đó “Bữa cơm Công đoàn” thể hiện được sự đổi mới, vai trò của tổ chức công đoàn, để lại dấu ấn cho đoàn viên; đảm bảo bữa cơm không lãng phí; thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; không ảnh hưởng đến thời gian, giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phù hợp với điều kiện thực tế của Bộ; tranh thủ các nguồn lực xã hội khác cho hoạt động.

Về cách thức triển khai “Bữa cơm Công đoàn”, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền cho biết, với đặc thù không tập trung của các đơn vị thuộc Bộ, đối với các đơn vị làm việc trong Trụ sở Bộ Tư pháp (số 56-58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội), Công đoàn Bộ phối hợp với Văn phòng Bộ, Công đoàn các đơn vị làm việc tại Trụ sở Bộ Tư pháp tổ chức 01 “Bữa cơm Công đoàn” cho toàn thể đoàn viên. Theo Kế hoạch, Bữa cơm Công đoàn tổ chức vào đúng kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống của Ngành Tư pháp Việt Nam 28/8/2024 tại Nhà ăn của Bộ tạo tinh thần vui tươi, phấn khởi cho công chức, viên chức, người lao động. Đối với các đơn vị có trụ sở ngoài Trụ sở Bộ Tư pháp, những công đoàn cơ sở có bếp ăn tại cơ quan thì Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp với Thủ trưởng đơn vị để tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” tại bếp ăn của cơ quan đơn vị; những nơi không có bếp ăn thì có thể linh hoạt hình thức tổ chức tại cơ quan hoặc một địa điểm khác.

Với đặc thù là đơn vị có trụ sở ngoài Trụ sở Bộ Tư pháp, Chủ tịch Công đoàn Học viện Tư pháp Vũ Thị Hòa cho biết, ngay khi nhận được Kế hoạch triển khai tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024 của Công đoàn Bộ Tư pháp, Công đoàn Học viện Tư pháp đã báo cáo Đảng ủy, Lãnh đạo học viện phối hợp triển khai Kế hoạch và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Bà Vũ Thị Hòa đánh giá, “Bữa cơm Công đoàn” là một hoạt động rất ý nghĩa tạo được sự gần gũi, gắn kết giữa đoàn viên, người lao động với tổ chức công đoàn và lãnh đạo Học viện.

Chủ tịch Công đoàn Học viện Tư pháp Vũ Thị Hòa.

Chủ tịch Công đoàn Học viện Tư pháp Vũ Thị Hòa.

Do điều kiện bếp ăn tại Học viện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, do đó, Công đoàn Học viện Tư pháp dự kiến sẽ triển khai “Bữa cơm Công đoàn” tại từng tổ công đoàn để đảm bảo đáp ứng triển khai linh hoạt Kế hoạch; thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; không ảnh hưởng đến thời gian, giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Bày tỏ niềm vui mừng được đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo Công đoàn Bộ thông qua “Bữa cơm Công đoàn”, Phó Chủ tịch Công đoàn Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Thị Thái Nguyên nhận định, hoạt động không chỉ góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn ca, tạo động lực, tinh thần phấn khởi để toàn thể người lao động tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà còn thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn luôn hướng về cơ sở, đồng hành chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động, động viên họ gắn bó với Bộ, ngành tạo dựng niềm tin với tổ chức công đoàn. Thời gian tới, Phó Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Thị Thái Nguyên mong muốn Công đoàn, lãnh đạo Bộ tiếp tục có các chương trình phúc lợi chăm lo cho đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm khuyến khích người lao động tích cực phát huy tinh thần, trí tuệ về sự phát triển chung của Bộ, ngành Tư pháp.

Phó Chủ tịch Công đoàn Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Thị Thái Nguyên.

Phó Chủ tịch Công đoàn Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Thị Thái Nguyên.

Là một công đoàn viên thuộc Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam, phóng viên Minh Tâm bày tỏ vui mừng khi biết đến “Bữa cơm Công đoàn” được Công đoàn Bộ Tư pháp triển khai, nêu rõ, mặc dù giá trị bữa ăn không quá lớn nhưng thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ của tổ chức công đoàn đối với người lao động qua đó tạo dựng niềm tin, sự gắn bó của đoàn viên, người lao động đối với tổ chức Công đoàn và cơ quan. Đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động bổ ích dành cho người lao động trong thời gian tới.

Đọc thêm

Chấp hành viên Nguyễn Quốc Tuấn tiếp nhận bản án khó, giải quyết thành công nhờ cách tiếp cận mới

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(PLVN) - Sau nhiều năm kéo dài và gặp khó khăn trong quá trình thi hành án, vụ việc thi hành dân sự liên quan đến bà L.T.H và bà Đ.T.H tại huyện Sơn Dương đã được giải quyết thành công vào tháng 9/2024, nhờ những nỗ lực kiên trì của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Viện trưởng Nguyễn Văn Hội: “3 chiến lược phát triển ngành thép, sữa và ô tô đang chờ Chính phủ phê duyệt”

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Năm 2025, một trong những ưu tiên của Bộ, ngành Tư pháp là tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp diễn ra ngày 7/11/2024.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và cơ duyên với ngành Tư pháp

Ngày 26/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Thứ 4 từ trái sang) cùng Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp chúc mừng đồng chí Nguyễn Hải Ninh trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Chưa bao giờ cán bộ ngành Tư pháp phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ, mỗi cán bộ ngành Tư pháp lại thấy vai trò của mình quan trọng như vậy trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo Pháp luật Việt Nam trên nhiều phương diện, từ việc lần đầu tiên phát động “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp” đến những chương trình thiện nguyện, tọa đàm, hội thảo chuyên sâu và thành tích báo chí ấn tượng. Không ngừng đổi mới, tinh gọn bộ máy, Báo tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông pháp luật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành Tư pháp và đất nước. 

Khởi tố 6 bị can trong vụ án xảy ra tại công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) -Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn vị liên quan tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào ngày 31/12. 

Thái Bình: Hoàn thành số hoá dữ liệu hộ tịch

Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình họp triển khai nhiệm vụ thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch.
(PLVN) -  Để đảm bảo tiến độ thực hiện theo Kế hoạch đề ra của UBND tỉnh Thái Bình về số hoá dữ liệu hộ tịch , Sở Tư pháp tỉnh đã huy động toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức tập trung làm việc, ngày, đêm rà soát, hiệu đính, sàng lọc hơn 1,3 triệu dữ liệu để các điạ phương triển khai thực hiện hiệu quả

Ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan: Masan đang thực hiện chiến lược “Ra thế giới”

Ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
(PLVN) - Nhắc đến doanh nghiệp dân tộc ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng không thể không nói đến Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Khởi đầu từ việc kinh doanh những gói mì ăn liền, chai nước mắm, doanh nghiệp này đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp tỷ đô, sòng phẳng cạnh tranh thương mại với các đối thủ cùng ngành hàng lớn của thế giới, không chỉ thắng thế ở thị trường nội địa mà còn đang vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.

Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch T&T Group: "Hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành, mang tầm quốc tế"

Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group.
(PLVN) -   Trao đổi với PLVN về chủ đề doanh nghiệp dân tộc, ông Đỗ Vinh Quang cho biết, Tập đoàn T&T Group được thành lập năm 1993 bởi nhà sáng lập Đỗ Quang Hiển, tiền thân là Công ty TNHH T&T - chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện máy.Trải qua hơn 31 năm phát triển, T&T Group đã không ngừng mở rộng quy mô, phát triển hệ sinh thái tập trung vào 7 lĩnh vực ngành nghề, cũng là những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: “Ưu tiên hàng đầu với chính sách đặc thù nhằm giúp doanh nghiệp dân tộc đạt được vai trò dẫn dắt”

 TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã yêu cầu tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam theo hướng “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”.