Brexit: Lúng túng quanh “hóa đơn ly hôn”

(PLO) - Tiến trình đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) (còn gọi là Brexit) tưởng đã đạt được bước tiến lớn khi truyền thông Anh liên tục đưa tin về việc các nhà đàm phán của Anh và EU đã đạt được nhất trí trên nguyên tắc về cái gọi là “hóa đơn ly hôn” Brexit, song thực tế nó đã bị dội một gáo nước lạnh khi Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier bác bỏ những thông tin trên.

Như vậy, vấn đề thanh toán các hóa đơn tài chính mà phía Anh đã cam kết với châu Âu khi là thành viên EU vẫn là một điểm gây bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa Anh và EU, bất chấp thời điểm quyết định cho một thỏa thuận để Anh rời EU đang đến gần. 

Còn vô số vướng mắc thời hậu Brexit
Còn vô số vướng mắc thời hậu Brexit

Chưa có thỏa thuận về “hóa đơn ly hôn”

Theo thông tin mới nhất, ngày 29/11, trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier đã chính thức bác bỏ thông tin cho rằng Anh và liên minh này đã đạt được một thỏa thuận về "hóa đơn ly hôn", tức những nghĩa vụ tài chính mà Anh phải thực hiện khi rời khỏi EU, đồng thời cho biết đàm phán về vấn đề này vẫn chưa kết thúc.

Ông Barnier cho biết ông đã đọc rất nhiều thông tin, bài báo về vấn đề trên, song ông khẳng định đây chỉ là những "tin đồn". Ông cũng nhắc lại 3 nội dung đàm phán chính hiện nay giữa hai bên bao gồm vấn đề quyền lợi của khoảng 3,2 triệu công dân EU tại Anh sau Brexit, biên giới giữa xứ Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland, và "hóa đơn ly hôn" Brexit, đồng thời nhấn mạnh đàm phán giữa Anh và EU về những vấn đề này vẫn chưa kết thúc và hai bên sẽ tiếp tục làm việc.

Trước đó, báo chí Anh đều đưa tin cho biết các nhà đàm phán của Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về vấn đề tài chính, giúp gỡ bỏ được 1 trong 3 rào cản chính cho tiến trình đàm phán về việc Anh rời Liên minh châu Âu. Theo báo chí Anh, các nhà đàm phán của Anh và EU đã nhất trí trên nguyên tắc về cái gọi là “hóa đơn ly hôn” Brexit, theo đó con số của “hóa đơn” này được dự kiến dao động trong khoảng từ 45-55 tỷ euro (tương đương 53-63 tỷ USD), tùy thuộc vào cách tính toán của mỗi bên theo các phương pháp tính sẽ được thống nhất sau. 

Như vậy, với những lời khẳng định của Trưởng đoàn đàm phán EU Barnier thì vấn đề thanh toán các hóa đơn tài chính mà phía Anh đã cam kết với châu Âu khi là thành viên EU vẫn đang là một điểm đang gây bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa Anh và EU trong thời gian qua. Điều này đặt hai bên phải nỗ lực rất lớn mới có thể giải quyết những bất đồng còn tồn tại để Anh có thể chính thức rời khỏi mái nhà chung EU đúng thời điểm vào ngày 29/3/2019.

Như mọi cuộc chia tay, chuyện lớn của Brexit cũng là...tiền
Như mọi cuộc chia tay, chuyện lớn của Brexit cũng là...tiền

Con đường còn nhiều chông gai

Sau cú sốc năm 2016 về việc sẽ rời khỏi EU, bắt đầu từ cuối tháng 3/2017, nước Anh đã chính thức khởi động tiến trình đàm phán với các nước thành viên EU để rời khỏi liên minh này. Sau đó, các cuộc đàm phán Brexit đã chính thức được bắt đầu vào tháng 6/2017. Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã liên tục lâm vào bế tắc khi cả hai bên vẫn không thể đi đến một quyết định quan trọng nào. Đến nay sau 6 vòng đàm phán, Anh và EU vẫn chưa đả thông được 3 nội dung gai góc chủ chốt là: quyền công dân, nghĩa vụ tài chính và biên giới Ireland. Đặc biệt, đối với nghĩa vụ tài chính, số tiền mà Anh phải trả cho EU được nhận định là một vấn đề rất gai góc trong quá trình đàm phán. 

Theo quy định, các nước thành viên EU phải đóng góp vào ngân sách chung của khối. Khoản tài chính này được dùng để cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, chương trình xã hội, nghiên cứu khoa học và lương hưu cho các quan chức EU. Ngân sách Liên minh được đàm phán theo từng giai đoạn kéo dài nhiều năm, trong đó thỏa thuận hiện tại có thời hạn đến năm 2020. Anh là nước đóng góp lớn thứ 2 của khối này nên cuộc chia tay của London đã để lại một lỗ hổng lớn trong ngân sách EU, trừ khi nước này đồng ý trả khoản tiền nào đó để đổi lấy một số lợi ích. 

Thời gian qua, trong khi Anh luôn muốn quá trình đàm phán sớm chuyển sang giai đoạn mới thì Liên minh châu Âu lại nhất định đòi Anh phải giải quyết mọi vấn đề về tài chính thì mới chấp nhận bàn về tương lai mối quan hệ này. EU thậm chí đã gửi “tối hậu thư” rằng nước Anh phải thanh toán những khoản nợ cam kết cho EU trước khi có thể bắt đầu đàm phán về mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai sau khi nước này rời khỏi liên minh. 

Các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí thông qua nguyên tắc "cứng rắn" trong tiến trình đối thoại với nước Anh. Theo đó, việc đàm phán về một thỏa thuận thương mại trong tương lai với London chỉ có thể bắt đầu khi Anh đồng ý các điều khoản về các quyền của công dân EU đang sinh sống tại Anh, cũng như trả những phí tổn cho vụ "ly hôn" giữa nước này và EU. Liên minh châu Âu đã yêu cầu Chính phủ của bà T. May tất toán trước các "hóa đơn" rời khỏi khối này ở mức phù hợp nhất có thể. Quan điểm của EU là Chính phủ và Quốc hội Anh phải tôn trọng cam kết ngân sách của mình

Trong khi đó, các phản hồi từ phía Anh đều cho thấy quốc gia này không hề có ý định thỏa hiệp với EU. Những người ủng hộ Brexit vẫn cho rằng, số tiền mỗi năm London nộp vào ngân sách EU là 10 tỷ bảng (khoảng 12,5 tỷ USD) và nhiều hơn so với những gì mà nước này nhận được từ EU. Do đó, Anh cho rằng những yêu cầu của EU là không thể chấp nhận được và Chính phủ Anh sẽ chỉ chi trả những khoản tiền phù hợp với pháp lý chứ không phải là những gì mà EU muốn. Chính bởi những quan điểm như vậy mà tiến trình đàm phán Brexit thời gian qua cứ lâm vào bế tắc. 

Dù “đường ai nấy đi”, Anh và EU vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn
Dù “đường ai nấy đi”, Anh và EU vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn

Bên cạnh những mâu thuẫn về vấn đề tài chính trước khi “ly hôn”, việc giải quyết hai vấn đề còn lại trong đàm phán Brexit liên quan đến vai trò của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) trong việc bảo vệ quyền lợi của khoảng 3,2 triệu công dân EU tại Anh sau Brexit, và biên giới giữa xứ Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland, cũng được dự báo là sẽ không hề dễ dàng đối với nước Anh.

Trong vấn đề quyền của công dân EU, hiện hai bên được cho là đã thống nhất được “85%”, nhưng vẫn còn đó những câu hỏi về việc con cái của các công dân EU tại Anh sau Brexit có được quyền đoàn tụ cả đời với bố mẹ hay không, cũng như về các mức chi phí tại Anh cho giáo dục và y tế hay các thủ tục hành chính cho các công dân EU muốn đăng ký “quy chế định cư”.

Còn vấn đề biên giới Bắc Ireland cũng là một vấn đề rất khó khăn trong đàm phán. Hiện các nhà đàm phán của cả hai bên đang bàn bạc "gần như liên tục" nhằm đưa ra các đề xuất về cam kết bằng văn bản trong vấn đề biên giới tương lai sau Brexit đáp ứng được những yêu cầu của phía Cộng hòa Ireland. Phía Ireland đã yêu cầu Anh phải cam kết bằng văn bản về việc xứ Bắc Ireland thuộc Anh sẽ không tách khỏi những quy định và luật lệ của EU, nghĩa là tương lai các quan hệ kinh tế giữa Bắc Ireland với Cộng hòa Ireland sẽ vẫn giữ nguyên như hiện nay. Tuy nhiên, yêu cầu này lại được cho là mâu thuẫn với quyết tâm của Chính phủ Anh trong việc áp dụng chính sách thương mại độc lập. Do đó, Thủ tướng Anh đã từ chối đưa ra những cam kết mà Ireland yêu cầu. Bà May cho rằng không thể đưa ra hứa hẹn khi không biết chi tiết của tương lai quan hệ Anh-EU sẽ như thế nào.

Trong bối cảnh những mâu thuẫn vẫn chưa được khai thông, hiện dư luận đang chờ đợi những tín hiệu tốt lành trong cuộc cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Theresa May với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào ngày hôm nay – 4/12. Nếu cuộc gặp này đạt tiến triển, sẽ mở đường cho quan chức phụ trách đàm phán Brexit của EU Michel Barnier có thể báo cáo lên các nhà lãnh đạo EU rằng hai bên đã đạt “đủ tiến triển” trong đàm phán. Và nếu nhận được sự đồng ý từ phía ông Barnier, một cuộc gặp của đại sứ các nước EU sẽ được tổ chức vào ngày 6/12 để thống nhất dự thảo sẽ được trình lên tại hội nghị cấp cao Hội đồng châu Âu vào ngày 14 -15/12 tới. Ngoài ra, Nghị viện châu Âu cũng sẽ có một cuộc bỏ phiếu về nghị quyết đánh giá “tiến triển Brexit” vào ngày 13/12./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.