Botulinum - độc tố trong nhiều món ăn

Bệnh nhân ngộ độc Botulinum tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. (ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Bệnh nhân ngộ độc Botulinum tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. (ảnh: Bệnh viện cung cấp)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong y học, độc tố botulinum được cảnh báo là một chất độc cực mạnh, chỉ với một lượng chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong ở người. Nhưng độc tố nguy hiểm này đang tiềm tàng trong một số loại thực phẩm, nhất là các loại đồ hộp đóng kín không bảo đảm điều kiện bảo quản.

Cảnh báo sức khỏe người tiêu dùng

Vụ ngộ độc sau khi ăn cá chép ủ chua ở Quảng Nam đang khiến dư luận xôn xao. Theo thông tin, chỉ trong vòng 10 ngày, huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) đã xảy ra 3 chùm ca bệnh ngộ độc thực phẩm liên quan đến món ăn này. Nhiều người phải nhập viện điều trị thở máy, trong đó một trường hợp đã tử vong.

Sau thời gian hội chẩn, các chuyên gia xác định nguyên nhân cao do vi khuẩn botulinum gây ra. Theo khai thác bệnh sử, 3 chùm ca bệnh cùng ăn một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Trong quá trình chế biến loại thức ăn này còn bỏ vào hộp thủy tinh đóng kính sau 2-3 tuần mới lấy ra ăn. Sau ăn chưa đầy 24h, các bệnh nhân đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa làm yếu tứ chi tăng dần. Những trường hợp nặng đều dẫn tới suy hô hấp do liệt cơ, thở máy, nhưng phần lớn đều tỉnh và tiếp xúc được.

Đây không phải trường hợp đầu tiên về vệc ngộ độc botulinum. Trước đó vào năm 2021, tại Bình Dương đã xuất hiện chùm ca bệnh ngộ độc thực phẩm sau khi ăn pate chay trong bún riêu chay. Theo đó, có đến 5 người nguy kịch, 1 người tử vong. Ngay sau khi nhập viện, 3/6 bệnh nhân đã có dấu hiệu phục hồi sau khi được sử dụng huyết thanh giải độc tố botulinum. Với biểu hiện lâm sàng trên, Sở Y tế TP HCM đã khẳng định có đủ bằng chứng cho thấy 3/6 bệnh nhân ngộ độc do thức ăn có chứa các độc tố của vi khuẩn botulinum.

Trước những hậu quả nghiêm trọng mà chất độc botulinum mang lại, tại nhiều địa phương đã phát đi khuyến cáo khẩn nhằm cảnh báo sức khoẻ người tiêu dùng. Tại Hà Nam, ngay sau khi liên tiếp 3 chùm ca bệnh ngộ độc liên quan đến cá muối ủ chua diễn ra, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã phát khuyến cáo người dân không sử dụng các món ăn được chế biến liên quan món cá chép ủ chua; không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng; cần có biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương như món cá chép làm chua.

Trước đó, vụ ngộ độc pate chay ở Bình Dương, Sở Y tế TP HCM yêu cầu người dân tạm ngưng sử dụng tất cả sản phẩm liên quan đến pate chay trong khi chờ xác định chính xác thông tin về bữa ăn và thực phẩm nói trên. Sở khuyến cáo những ai đã cùng ăn pate chay với các bệnh nhân trên, cần đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi và điều trị.

Nguy hiểm chết người

Có thể thấy, những trường hợp liên quan đến ngộ độc botulinum đều đem lại những mối nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng con người, tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng chưa biết về chất độc trên. Độc tố do botulinum là loại độc tố thần kinh (neurotoxin), được y học thế giới coi là chất độc cực mạnh, chỉ với 0,1mg đã có thể gây tử vong ở người.

Độc tố botulinum (ảnh: vinmec.com)

Độc tố botulinum (ảnh: vinmec.com)

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai): “Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum là loại ngộ độc kinh điển trong y văn nhưng trên thực tế xảy ra không thường xuyên, yếu tố dịch tễ và các biểu hiện đặc trưng của bệnh thường khó khai thác nên việc chẩn đoán xác định rất khó khăn”.

TS.BS Nguyên cho hay, các triệu chứng thường thấy khi ngộ độc botulinum: “Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Sau khi ăn thường khoảng 12-36 giờ (có thể tới 1 tuần sau ăn), bệnh nhân biểu hiện liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ (khó nuốt, đau họng, khó nói, khàn giọng, mắt không mở được, lan xuống hai tay (yếu tay), sau đó tới hai chân (yếu chân), liệt các cơ hô hấp (khò khè, ứ đọng đờm rãi ở họng, khó thở). Trường hợp nhẹ có thể chỉ mỏi, yếu các cơ giống như suy nhược. Biểu hiện đối xứng hai bên và cảm giác vẫn bình thường”.

Đặc biệt, với loại ngộ độc này khi bệnh nhân bị liệt rõ, cần dùng thuốc giải độc đặc hiệu là giải độc tố botulinum. Thuốc nên được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định, giúp giảm nhẹ, rút ngắn thời gian thở máy, thời gian nằm viện và cải thiện tỷ lệ tử vong.

Tuy nhiên, TS.BS Nguyên cũng cho biết, do số ca ngộ độc hiếm, rất ít công ty muốn sản xuất và cung cấp thuốc này, dẫn đến khó mua và giá rất cao. Khi tích trữ thuốc đến lúc hết hạn phải hủy bỏ, nhưng nếu bất ngờ xảy ra thảm họa do sự cố an toàn thực phẩm, lại dễ thiếu thuốc. Bộ Y tế cho biết trên thế giới, thuốc được xếp vào nhóm thuốc hiếm, thuốc mồ côi (orphan drug), các quốc gia phải dự trữ thuốc này cùng các thuốc hiếm khác.

Vì vậy, người tiêu dùng nên chủ động phòng tránh nhằm đảo bảo an toàn cho sức khoẻ và tính mạng của bản thân. Cần chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng được các cơ quan chức năng công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín có mùi, màu thay đổi hoặc có vị khác thường. Theo đó, vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt hoàn toàn độc tố khi đun sôi ở 100 độ C trong 10 phút. Vì vậy, ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, nấu chín. Nếu để nguội, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại và phát triển. Đồ ăn cũ cũng cần đun nóng một lúc và phải ăn ngay.

“Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm vào hộp, chai, lọ... Nếu buộc phải đóng gói, trước đó, cần rửa sạch, đảm bảo thực phẩm được chế biến đủ mặn (muối > 4,6%), đủ chua (độ pH < 5). Bên cạnh đó, bạn cần bảo quản thực phẩm ở điều kiện lạnh dưới 5 độ C. Ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ 5-10 độ C có thể không ngăn ngừa được vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên bảo quản trong điều kiện đông đá”, Giám đốc Trung tâm Chống độc thông tin thêm.

Chất độc botulinum phổ biến là do vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) gây ra. Đây là một vi khuẩn gram dương kỵ khí, hình que hai đầu tròn, có nhiều lông quanh thân, di động. Trong điều kiện khắc nghiệt, vi khuẩn C.botulinum có thể biến thành dạng nha bào vô cùng chắc chắn, có khả năng tồn tại cao ngay cả khi đun nấu thông thường.

Do đó, C.botulinum chủ yếu phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, thịt hộp để lâu ngày... Trên thực tế, hầu hết các vụ ngộ độc cho thấy các loại đồ hộp gây ngộ độc đều được sản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm, để lẫn bào tử vi khuẩn, quy trình đóng gói kín không đạt chuẩn để ngăn chặn vi khuẩn phát triển theo quy định. Đây là tình trạng thường xuất hiện ở các xưởng thủ công, tại gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ mà không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.