Bốn thảo dược dễ tìm chữa bệnh sỏi thận

Lương y Nguyễn Văn Trúc chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh
Lương y Nguyễn Văn Trúc chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh
(PLO) - Trong số báo này, với kinh nghiệm nhiều năm, lương y Nguyễn Văn Trúc (74 tuổi, Chủ tịch Hội Đông y phường Kim Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) hướng dẫn bạn đọc tự sưu tầm dược liệu bào chế bài thuốc trị chứng sỏi thận được cho là mang lại hiệu quả.
4 thảo dược đơn giản đánh tan sỏi thận
Theo lương y Trúc chia sẻ là để trị bệnh sỏi thận, căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy thận mãn tính. Trong y học phương Đông, sỏi thận được gọi là Thạch lâm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn nhiều thực phẩm cay, nóng dẫn đến thấp nhiệt, dồn ứ chất độc. Các tạp chất trong nước tiểu kết lại thành sỏi. 
Bài thuốc gồm bốn vị thảo dược với liều lượng như sau: Cây vông vang, 40g (cây này thường mọc hoang, hoa có màu vàng) có tác dụng lợi niệu; cây bồ ngọt (rau ngót,40g) có tác dụng thông tiểu; cây đùm đũm (cây mâm xôi,40g) có tác dụng bổ can thận và tăng lực; rễ cây dứa dại (20g) có tính mát, chống viêm thận. 
Dùng dao thái mỏng từng vị khoảng 3cm, sau đó trộn lại với nhau rồi phơi khô đến khi độ ẩm dưới 10% là được. Chú ý chọn thảo dược càng tươi càng có hiệu quả cao. Tiếp đó, dùng 600ml nước (khoảng 3 bát ăn cơm) đổ vào hỗn hợp thảo dược trên, đun sôi trong vòng 45 phút, cô cạn chỉ còn 1 chén nước để uống vào buổi chiều. Sau đó, tiếp tục đổ thêm 3 chén nước khác vào, đun lấy nước uống tiếp.
Các vị thuốc chữa bệnh sỏi thận.
Các vị thuốc chữa bệnh sỏi thận. 
Theo lời lương y Trúc, khi nấu nước xong cần uống liền lúc nước còn ấm. Nên sắc nấu thuốc bằng ấm sành, ấm đất. Thời gian đầu cho lửa lớn, càng nấu càng cho lửa nhỏ lại. Thông thường bệnh nhân uống khoảng 10 thang thuốc như trên có thể đẩy được khối sỏi ra ngoài. Những trường hợp “hợp thuốc”, chỉ cần uống 3 - 5 thang đã có kết quả. Chú ý uống điều độ sau khi ăn cơm. 
Ưu việt lớn nhất của bài thuốc này như lời ông Trúc chia sẻ, rất dễ tìm kiếm, cách thức bào chế đơn giản. Vị lương y khuyên thêm, phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước trong cơ thể quá ít. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi khác. 
Bởi vậy, cách tốt nhất là phòng ngừa sỏi tái phát; tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và tập thể dục đều đặn. Những người từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 - 3 lít nước mỗi ngày, tránh ăn nhưng thức ăn dễ gây sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng heo.
Cử nhân văn học chuyển nghề bốc thuốc
Lương y Nguyễn Văn Trúc trước đây từng học phổ thông tại trường Quốc học Huế, rồi theo chuyên ngành sư phạm toán ở Quy Nhơn và sư phạm văn ở Huế, có thể dạy cả văn lẫn toán. Chia sẻ mối lương duyên với nghề y, ông Trúc kể lại, năm 1976, người con gái của ông bị bệnh hen suyển đã điều trị rất nhiều nơi vẫn không khỏi bệnh. 
Vốn từng biết y thuật, thầy giáo mày mò nghiên cứu những bài thuốc đông y để chữa trị cho con gái. Thật bất ngờ, nhờ bài thuốc nam ghi chép trong sách mà con gái ông Trúc đã hết bệnh. Từ đó ông Trúc vừa làm thầy giáo, vừa tự học nghề thuốc. Ông luôn tự hào đó là 2 nghề cao quý nhất mà bản thân may mắn được học. 
Cây Bồ Ngót và cây Vông Vang
 Cây Bồ Ngót và cây Vông Vang
Lại nhắc đến bài thuốc trị sỏi thận đã trình bày ở trên, thầy Trúc bật mí chính ông đã lấy bản thân mình thử nghiệm. Cách đây hai năm, ông được chuẩn đoán bị bệnh sỏi thận. Gia đình nhất quyết bắt ông nhập viện phẫu thuật nhưng ông không nghe theo, kiên quyết trị bệnh bằng bài thuốc do mình tìm tòi được. 
Để trấn an gia đình, ông Trúc giấu luôn tấm phim X-quang hiển thị sỏi thận, thay vào tấm phim khác để “đánh lừa” vợ. Cứ thế, suốt một thời gian ông tự chữa trị cho bản thân mình. Kết quả sau chưa đầy nửa tháng, khối sỏi trong thận ông Trúc đã nhỏ dần. Bấy giờ ông mới kể hết sự thật với vợ con. 
Hiện trong vườn nhà ông có hơn trăm cây thuốc các loại. Hàng năm ông luôn tạo điều kiện cho các sinh viên trường y dược Huế đến vườn thực nghiệm. Bản thân lương y Trúc còn tận tình chỉ dẫn công dụng từng cây thuốc tỉ mỉ. 
Ở phường Kim Long, ông Trúc không chỉ được biết đến là vị thầy thuốc giỏi mà còn là người giàu lòng nhân ái. Nói vậy bởi gặp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn ông đều miễn phí hoặc biếu thuốc men. 
“Hành nghề y cốt là cái tâm, giúp người ta thì cứ giúp chứ tính toán làm gì. Vài chục ngàn sao có thể đem đi so sánh với sức khỏe con người”, ông Trúc tâm niệm. Ông khẳng định thêm: “Thuốc bán hay thuốc biếu đều như nhau, không phân biệt chất lượng. Làm nghề thuốc, danh dự, lương tri mới là tiêu chuẩn hàng đầu”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...