Bồi thường hơn 1 triệu USD cho các nạn nhân của luật đồng tính dưới thời Hitler

Hành vi đồng tính bị loại bỏ vào năm 1969 nhưng đến năm 1994 mới được loại bỏ hoàn toàn khỏi các văn bản pháp luật ở Đức. Ảnh: AFP
Hành vi đồng tính bị loại bỏ vào năm 1969 nhưng đến năm 1994 mới được loại bỏ hoàn toàn khỏi các văn bản pháp luật ở Đức. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các nhà chức trách Đức đã bồi thường cho gần 250 người bị kết án hoặc điều tra theo đạo luật tội phạm đồng tính thời Đức Quốc xã tiếp tục được thi hành sau Thế chiến II.

Văn phòng Tư pháp Liên bang hôm thứ Hai cho biết, tính đến cuối tháng 8, 317 người đã nộp đơn yêu cầu bồi thường và chỉ có 249 trường hợp được chấp nhận. Cho đến nay, Văn phòng đã thanh toán gần 860.000 euro (hơn 1 triệu đô la) tiền bồi thường cho các nạn nhân.

Văn phòng cho biết 14 đơn đăng ký vẫn đang được xử lý, 18 đơn bị từ chối và 36 đơn bị rút lại. Hạn chót nhận hồ sơ là ngày 21/7 năm sau.

Các nhà lập pháp Đức vào năm 2017 đã thông qua việc bãi bỏ hàng nghìn bản án theo đạo luật về hành vi đồng tính nam (Đoạn 175), vẫn có hiệu lực ở Tây Đức sau Thế chiến II, cho đến khi qui định hình sự hóa hành vi đồng tính bị loại bỏ vào năm 1969. Theo đó, Nhà nước đã triển khai khoản bồi thường 3.000 euro cho mỗi lần bị kết án, cộng 1.500 euro cho mỗi năm thời gian ngồi tù của những người bị kết án theo Luật này.

Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas tại lễ tưởng niệm các nạn nhân đồng tính của cuộc đàn áp Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia ở Berlin, Đức. Ảnh: CBS News (chụp ngày 28/4/2017).

Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas tại lễ tưởng niệm các nạn nhân đồng tính của cuộc đàn áp Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia ở Berlin, Đức. Ảnh: CBS News (chụp ngày 28/4/2017).

Vào năm 2019, Chính phủ đã mở rộng bồi thường cho những người bị điều tra hoặc bị tạm giữ để điều tra nhưng không bị kết án. Với mức bồi thường được đề xuất gồm 500 euro cho mỗi cuộc điều tra được mở, 1.500 euro cho mỗi năm giam giữ trước khi xét xử và 1.500 euro cho những bất lợi về chuyên môn, tài chính hoặc sức khỏe khác liên quan đến luật pháp.

Luật hình sự hóa hành vi đồng tính nam (Đoạn 175) được đưa ra vào thế kỷ 19 và áp dụng dưới sự cai trị của Đức Quốc xã và được Tây Đức giữ nguyên hình sau Thế chiến II, đã kết tội khoảng 50.000 nam giới từ năm 1949 đến 1969.

Hành vi "đồng tính" đã bị loại bỏ vào năm 1969, nhưng phải đến năm 1994, qui định về hành vi này mới được loại bỏ hoàn toàn khỏi các văn bản pháp luật ở Đức.

Năm 2000, Quốc hội Đức đã thông qua một nghị quyết về việc "lấy làm tiếc" vì qui định này được giữ lại sau chiến tranh. Hai năm sau, Quốc hội tuyên bố hủy bỏ những bản án của những người đồng tính nam được tuyên dưới thời Đức Quốc xã, nhưng không phải là những bản án sau chiến tranh.

Khoản bồi thường cũng áp dụng cho những người đàn ông bị kết án ở Đông Đức (cũ), nơi có phiên bản nhẹ hơn của Đoạn 175 và hành vi "đồng tính luyến ái" bị loại bỏ vào năm 1968.

Tổng cộng, khoảng 68.300 người đã bị kết án dưới nhiều hình thức khác nhau của Đoạn 175 ở cả hai miền của nước Đức.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.