Bồi dưỡng văn hoá ứng xử trên mạng xã hội cho sĩ quan trẻ

Bồi dưỡng văn hoá ứng xử trên mạng xã hội cho sĩ quan trẻ
(PLVN) -  Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng sử dụng mạng xã hội có văn hóa và trách nhiệm. Trong điều kiện đó, sĩ quan trẻ với vai trò là người trực tiếp quản lý, huấn luyện, rèn luyện bộ đội, cần phải thực sự mẫu mực, vững vàng tư tưởng, nhạy bén chính trị, ứng xử có văn hoá và có trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội.

Lan toả những điều tốt đẹp

Dạo quanh một vòng mạng xã hội, không khó bắt gặp những tin, bài, hình ảnh, video về hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị, các hoạt động gắn kết tình quân dân, các tấm gương quân nhân vượt khó vươn lên. Không ít bài viết ca ngợi những cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang đã hi sinh khi đang thực hiện nhiệm vụ, giúp dân phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Phía dưới là hàng chục nghìn lượt tương tác, bình luận, chia sẻ thể hiện sự kính trọng và khâm phục đối với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.

Trong quá trình theo dõi, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền trên không gian mạng của đơn vị, Đại tá - TS Lê Khắc Huy, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 4 đã rất quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa ứng xử cho sĩ quan trẻ khi sử dụng mạng xã hội.

Một buổi bồi dưỡng kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho sĩ quan của Sư đoàn 309, Quân đoàn 4.

Một buổi bồi dưỡng kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho sĩ quan của Sư đoàn 309, Quân đoàn 4.

Đồng chí cho biết: “Sĩ quan trẻ với tư cách là một người dùng mạng xã hội cần có thái độ tôn trọng người khác, biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, thông cảm. Mọi lời nhận xét, bình luận phải khách quan và tế nhị, tỏ thái độ, cảm xúc phù hợp, không nói xấu, a dua nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác; chia sẻ, lan toả những điều tốt đẹp trong xã hội, nhân lên gương người tốt, việc tốt vì cộng đồng. Điều này sẽ làm cho mọi người và ngay cả sĩ quan trẻ có thêm cảm hứng sống đẹp, động lực phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Thượng úy Nguyễn Hải Hùng, cán bộ Phòng Chính trị, Sư đoàn 309, Quân đoàn 4 bày tỏ quan điểm: “Thực tế có một bộ phận không nhỏ người trẻ trên trang cá nhân của mình chỉ đăng tải, chia sẻ các bài viết giật tít, câu view (lượt xem), các sự việc tiêu cực trong xã hội hay là hoạt động của các ngôi sao trong làng giải trí. Đó là biểu hiện của sự thiên lệch trong tiếp cận, chia sẻ thông tin, thậm chí là thờ ơ trước thời cuộc, những thành tựu đáng tự hào của đất nước, những cử chỉ, hành động đẹp, nhân văn trong xã hội”.

Nhiều đồng chí khác cũng cùng chung quan điểm, sẽ là rất phản văn hoá nếu trên mạng xã hội chỉ toàn là những ngôn từ tranh cãi tục tĩu, bình luận mang tính xúc phạm, phân biệt vùng miền, bài xích nhau theo kiểu “quan toà mạng”, “anh hùng bàn phím”. Các cơ quan chức năng cần xử lý những hành động như thế.

“Miễn nhiễm” trước những thông tin độc hại

Có thể nói, mạng xã hội như một kho tàng thông tin đồ sộ. Nếu đội ngũ sĩ quan trẻ biết tận dụng, “gạn lọc khơi trong” thì sẽ có thể tự làm phong phú thêm đời sống tinh thần, mở rộng tầm nhìn và nâng cao trí tuệ. Thế nhưng, với số lượng người sử dụng top đầu thế giới, tập trung từ độ tuổi 18 – 34, mạng xã hội ở nước ta cũng là nơi dễ dàng bị kẻ xấu dùng làm công cụ, phương tiện để truyền bá những tư tưởng lệch lạc, suy đồi, xấu độc, trực diện chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta. Đã không ít người trẻ nhẹ dạ tin vào những nội dung ấy đến mức “tự diễn biến” trong tư tưởng, hoang mang, mất niềm tin, lệch lạc trong hành động.

“Sĩ quan trẻ trong Quân đội được đào tạo cơ bản trong các học viện, nhà trường, bản lĩnh chính trị được tôi luyện thường xuyên qua học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên tuổi đời, tuổi quân còn ít, lập trường tư tưởng chưa có nhiều dịp được rèn giũa, kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân còn hạn chế… nên vẫn có nguy cơ bị mắc bẫy các thủ đoạn tinh vi của kẻ xấu. Chính vì vậy, sĩ quan trẻ nhất thiết cần phải trau dồi, bồi đắp nội lực “văn hoá” đủ mạnh để “miễn nhiễm” trước những thông tin xấu độc, xuyên tạc, gieo rắc tư tưởng, lối sống lệch lạc”, Đại tá - TS Lê Khắc Huy cho biết thêm.

Để làm được điều đó, theo Đại tá Hoàng Đắc Nhất, Trưởng phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị Quân đoàn 4, trước hết, mỗi sĩ quan trẻ phải tích cực, tự giác học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ về mọi mặt; trên cơ sở đó, biết nhận định, đánh giá chính xác bản chất hiện tượng chính trị - xã hội đang xảy ra. Đồng thời, sĩ quan trẻ cần phải nắm chắc các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng, quy định của đơn vị về phát ngôn, lan truyền và bảo mật thông tin trên internet.

Chiến sĩ trẻ và buổi rèn luyện bồi dưỡng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

Chiến sĩ trẻ và buổi rèn luyện bồi dưỡng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

“Khi đã trang bị cho mình một nền kiến thức nhất định, sĩ quan trẻ sẽ có khả năng nhận diện, phân loại các thông tin thật – giả, đúng – sai, tốt – xấu, tự định hướng tư tưởng trước những tác động đa chiều của mạng xã hội; không dễ bị tin giả lừa bịp, không dễ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu không lành mạnh, mê tín dị đoan, không dễ bị sập bẫy các chiêu thức lừa đảo trên mạng xã hội”, Đại tá Hoàng Đắc Nhất chia sẻ.

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, sĩ quan trẻ có thể lựa chọn các cách thức đấu tranh phù hợp như bình luận phân tích rõ đúng – sai, báo cáo bài viết vi phạm đến nhà mạng, cảnh báo mọi người xung quanh về bản chất độc hại của trang mạng hoặc “phủ xanh” mạng xã hội bằng những nội dung tích cực, truyền cảm hứng theo phương châm “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng mạng xã hội

Những năm qua, nhiều đơn vị trong toàn quân, trong đó có Quân đoàn 4 đã xây dựng, hoàn chỉnh bộ quy tắc ứng xử của quân nhân khi sử dụng internet, mạng xã hội; cung cấp cho quân nhân những kỹ năng cơ bản trong việc tạo lập, khai thác, sử dụng an toàn mạng xã hội, không vi phạm các quy định của Quân đội về bảo vệ bí mật quân sự và các nguyên tắc ứng xử chung của cộng đồng. Bên cạnh đó, người chỉ huy, cơ quan chức năng đã kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý, ngăn chặn những hành vi tán phát các thông tin, hình ảnh có nội dung tiêu cực, phản cảm và các biểu hiện lơ là mất cảnh giác khi tham gia mạng xã hội.

Theo Thượng úy Lê Văn Quý - Quân đoàn 4, sĩ quan trẻ không nên dành quá nhiều thời gian “lướt” mạng xã hội mà xao nhãng việc thực hiện nhiệm vụ, không dành đủ thời gian để giao tiếp trực tiếp với các mối quan hệ xã hội và trong tập thể quân nhân. Thượng úy Quý cho biết: “Thực tế cho thấy, môi trường văn hóa trong đơn vị tốt đẹp, lành mạnh, phong phú sẽ là nhân tố thuận lợi để giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nhân cách người quân nhân cách mạng; giúp “kéo” sĩ quan trẻ ra khỏi nguy cơ bị “nghiện” mạng xã hội, giúp họ giải toả tâm lý căng thẳng, áp lực trong công việc, hình thành tư tưởng yêu mến, gắn bó với đơn vị, đồng chí, đồng đội. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy sĩ quan trẻ rèn luyện, vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh còn là bức tường thành vững chắc vô hiệu hóa sự tấn công của những yếu tố phản văn hóa, bảo vệ “trận địa” tư tưởng văn hóa của Đảng trên không gian mạng. Với tư cách là người cán bộ của Đảng, sĩ quan trẻ cần phải được giáo dục, xây dựng tính chiến đấu nhằm góp phần phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Các cơ quan chuyên môn cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho sĩ quan trẻ kỹ năng viết bình luận, bài viết ngắn với những lý lẽ, lập luận thuyết phục; tuỳ vào đặc thù chức trách, nhiệm vụ của từng sĩ quan trẻ để có mức độ, tần suất, cách thức đấu tranh phù hợp, an toàn.

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng sử dụng mạng xã hội có văn hóa và trách nhiệm. Trong điều kiện đó, sĩ quan trẻ với vai trò là người trực tiếp quản lý, huấn luyện, rèn luyện bộ đội, cần phải thực sự mẫu mực, vững vàng tư tưởng, nhạy bén chính trị, ứng xử có văn hoá và có trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội. Đó là tấm gương phản chiếu quá trình hoàn thiện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành lạnh, tích cực, lạc quan; là hành động thiết thực chung tay đầy lùi các trào lưu, tư tưởng, âm mưu xấu độc trên mạng xã hội của đội ngũ sĩ quan trẻ.

Đọc thêm

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang

Đoàn kiểm tra quán triệt yêu cầu kiểm tra tại Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang.
(PLVN) - Ngày 18/11, đoàn kiểm tra số 3 của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Phạm Văn Hoạt - Phó Cục trưởng Cục tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu làm trưởng đoàn tổ chức kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024 tại Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang.

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiên quyết đấu tranh với tội phạm dịp trước, trong và sau Tết

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiên quyết đấu tranh với tội phạm dịp trước, trong và sau Tết
(PLVN) - Ngày 15/11 vừa qua, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Lễ phát động Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Z173 với những con tàu 'Made in Việt Nam'

Thượng tướng Vũ Hải Sản làm việc tại Nhà máy Z173.
(PLVN) - Với tinh thần chủ động hội nhập để phát triển, Nhà máy Z173 đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt khó vươn lên đóng mới thành công nhiều gam tàu hiện đại mang thương hiệu “Made in Việt Nam”, được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phát triển kinh tế biển và nhiều sản phẩm xuất khẩu. Qua đó khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần tích cực vào xây dựng, phát triển ngành Công nghiệp quốc phòng (CNQP) và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Sôi nổi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn tác chiến điện tử 84

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 84 tại gian trưng bày các ấn phẩm pháp luật.
(PLVN) - Các màn thi đấu sôi nổi, hấp dẫn tại Hội thi phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2024 của Lữ đoàn (LĐ) 84 Cục Tác chiến điện tử (TCĐT) Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) tổ chức chiều qua (6/11); đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực xử lý tình huống trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong tiến hành công tác tuyên truyền, PBGDPL, vận động chấp hành pháp luật Nhà nước.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Cục Chính trị Quân khu (QK) 5 đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào xây dựng các video ngắn, tranh cổ động, tuyên truyền về pháp luật đăng trên các trang, nhóm Zalo, Facebook, Mocha của các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo mở mục “Hỏi - đáp pháp luật” trên fanpage tài khoản Facebook “Đất và Người Khu 5” vào Chủ nhật hàng tuần, tạo được lượng tương tác lớn, hiệu quả.

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'
(PLVN) - Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống ma túy trên biên giới Việt Nam - Lào

Lực lượng chức năng Việt Nam - Lào phối hợp diễn tập đánh án ma túy. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Với đường biên giới chung trải dài 2.340km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Lào, hai nước cùng chịu rất nhiều áp lực của tình hình tội phạm ma túy (TPMT) từ khu vực “Tam giác vàng”. Những năm qua, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước Việt Nam - Lào đã phối hợp chặt chẽ, duy trì trao đổi thông tin, hợp tác hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới, nhất là TPMT.

Quân đội giúp dân phòng, chống bão số 6

Bộ đội hỗ trợ dân di dời tài sản. (Ảnh: Hoài Nam).
(PLVN) -  Theo thống kê, để phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 6 (bão Trà Mi), lực lượng, phương tiện của Quân đội sẵn sàng tham gia với hơn 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay.

Công an tỉnh An Giang thăm và tặng quà cho gia đình và con của phạm nhân

Công an tỉnh An Giang thăm và tặng quà cho gia đình và con của phạm nhân
(PLVN) - Ngày 24/10, đoàn công tác Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh đến các xã, phường trên địa bàn huyện Thoại Sơn và TP Long Xuyên thăm hỏi, động viên, tặng quà cho gia đình và con của các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại tạm giam, trại giam trên địa bàn.

Thừa Thiên Huế thực hiện tốt công tác phòng không Nhân dân

Kiểm tra SSCĐ của Trung đội dân quân 12,7mm thị xã Hương Trà.
(PLVN) - Ngày 24/10, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Phòng không Nhân dân Trung ương do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân Trung ương làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng không Nhân dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.