Bối cảnh tiền tỉ của phim Việt khiến khán giả ngỡ ngàng

Bối cảnh thời thập niên 1960 trong phim "Em và Trịnh"
Bối cảnh thời thập niên 1960 trong phim "Em và Trịnh"
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thị trường điện ảnh Việt đã xuất hiện những bộ phim được đầu tư lớn cho bối cảnh với kinh phí sản xuất lên đến 50 - 60 tỉ đồng.

Công phu, bài bản

Với phim Em và Trịnh hay Trịnh Công Sơn, dù phần nội dung có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng không thể phủ nhận phim giàu cảm xúc nhờ hình ảnh được quay rất đẹp với những bối cảnh tái hiện thời thập niên 1960 với gác Trịnh, cầu Tràng Tiền..., hay hình ảnh hồi đầu thập niên 1990 của Nhà hát TP.HCM, chợ Bến Thành, nhà hàng nổi bên bến Bạch Đằng, dinh Độc Lập... Đạo diễn cũng chú trọng những tiểu tiết mỹ thuật ở phục trang, đạo cụ, từ vé tàu ở ga Huế, bao thư, hộp đựng kỷ vật đến những tờ nhạc ố màu thời gian. Nhà sản xuất Em và Trịnh cho biết đã mất tới 2 năm nghiên cứu, tìm tòi tư liệu và trải qua quá trình gian nan để phục dựng bối cảnh những năm 1960, 1990.

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nói: “Thách thức lớn đến từ việc toàn bộ chuyện phim đều diễn ra trong quá khứ nên không thể tận dụng nhiều bối cảnh hiện đại sẵn có. Một trong những cảnh quay khó nhất thuộc giai đoạn Trịnh Công Sơn lên B’Lao (Lâm Đồng) dạy học. Ê kíp lấy bối cảnh tại một bìa rừng ở Tà Năng (Lâm Đồng), lối đi khó vào, phải di chuyển bằng xe công nông. Khi tổ thiết kế xây xong trường học mái lá trên một quả đồi và chuẩn bị quay, trường bất ngờ bị bão giật sập khiến đoàn phim phải chờ một tháng dựng lại bối cảnh. Còn với ngôi nhà Trịnh sống ở B’Lao, để tạo sự “hoang vu”, ê kíp đã vận chuyển hàng trăm cây bụi mọc hoang trên vách núi trồng lại xung quanh căn nhà. Ngoài ra, con đường dẫn vào nhà cũng được trải cỏ khô trộn với đất để tạo cảm giác lối mòn thường xuyên có người di chuyển. Với cảnh quay ở cà phê Tùng - Đà Lạt, ê kíp dựa vào tư liệu của gia đình chủ quán để tái dựng phần mặt tiền. Cột điện trụ tròn được bọc lại thành cột điện trụ vuông như xưa. Phần lề đường được thiết kế để tạo cảm giác phủ xi măng - thay vì gạch lát như hiện tại. Bảng cà phê Tùng được phục dựng, sơn màu đỏ”.

Phim 578: Phát đạn của kẻ điên vừa ra rạp hồi cuối tháng 3 của đạo diễn Lương Đình Dũng cũng dành kinh phí lớn trong số 60 tỉ đồng để quay hình ở nhiều bối cảnh có địa hình khó khăn và tập trung vào dựng cảnh ở phần hành động - những màn giao đấu căng thẳng. Bối cảnh VN hiện lên trong phim rất đẹp với những cung đường đèo dốc hiểm trở ở vùng rừng núi Tây Bắc như Sơn La, Yên Bái, đèo Đá Trắng (Hòa Bình), Tràng An (Ninh Bình), khung cảnh hoành tráng của màn đối đầu với hàng trăm container 30 tấn của cảng Đình Vũ (Hải Phòng)…

Đầu tư mạnh cho cả phim “nhà giàu” lẫn “nhà nghèo”

Trước đó, khán giả cũng “lóa mắt” với bối cảnh tiền tỉ của Tiệc trăng máu, Gái già lắm chiêu phần 3 và 5: Những cuộc đời vương giả, Chị chị em em... khi phim bày ra vô số cảnh nội thất siêu sang, hàng hiệu chất đống… Không chỉ phim nói về giới nhà giàu mới cần bối cảnh tiền tỉ, mà phim về dân lao động như Bố già của Trấn Thành cũng có mức độ đầu tư cao cho những cảnh quay khi chịu chi mạnh tay, sẵn sàng xả nước tràn đường để quay cảnh phố ngập nước, hay phân đoạn tiêu tốn hơn 1 tỉ đồng quay one shot (1 cú máy) đặc tả hẻm nhỏ xô bồ giữa lòng Sài Gòn. Ngoài ra còn có Lật mặt: 48 giờ, Hai Phượng, Trạng Tí phiêu lưu ký... cũng chi lớn cho bối cảnh.

Khung cảnh xa hoa quý phái trong phim "Gái già lắm chiêu"

Khung cảnh xa hoa quý phái trong phim "Gái già lắm chiêu"

Theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, phim Tiệc trăng máu khi quay đoàn phim đã tự dựng một căn hộ sang trọng với kinh phí 3 tỉ đồng vì không thể tìm được địa điểm ưng ý và muốn đáp ứng được tất cả các yêu cầu đặt ra. Theo anh, căn hộ trong phim không chỉ đơn thuần là một bối cảnh, nó còn như “xương sống” - là một nhân vật trong phim, chứng kiến toàn bộ sự việc để có tính kể chuyện. “Bối cảnh hoàn hảo nên việc chuẩn bị tiền kỳ được linh động hơn, ánh sáng cũng được kiểm soát một cách tốt nhất, diễn viên có thể tập trung tuyệt đối cho diễn xuất, giúp tiến độ làm phim được đẩy nhanh”, Nguyễn Quang Dũng nói lý do vì sao phải đầu tư mạnh khâu này.

Thực tế cũng đã có nhiều phim đầu tư lớn cho bối cảnh như Kiều của Mai Thu Huyền, Cậu Vàng - đạo diễn Trần Vũ Thủy…, hay cả như 578: Phát đạn của kẻ điên mới đây đã không thành công về chuyên môn lẫn doanh thu khi ra rạp. Tuy nhiên, việc chất lượng phim phải được nâng tầm thông qua khâu bối cảnh dụng công để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu thưởng thức của khán giả, thể hiện tính chuyên nghiệp của ê kíp đoàn phim là việc cần thiết và nên làm.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.