Bộ Y tế xuất 4,2 triệu viên sát khuẩn nước cho các địa phương bị lũ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các tỉnh đang bị ảnh hưởng do mưa lũ Bộ Y tế đã xuất cấp cho 6 tỉnh/thành phố đang gặp mưa lũ hóa chất khử khuẩn, khử trùng nguồn nước.

Cụ thể, Bộ Y tế đã xuất cấp cho Sở Y tế các tỉnh/thành phố Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng hóa chất khử khuẩn, khử trùng nguồn nước, mỗi tỉnh 700.000 viên sát khuẩn nước Aquatabs 67mg từ kho hàng phòng chống thiên tai của Bộ Y tế tại Đà Nẵng để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các tỉnh đang bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế các tỉnh/thành phố Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng khẩn trương tổ chức giao nhận hóa chất khử khuẩn. Việc giao nhận hóa chất đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước.

Đồng thời hướng dẫn đơn vị nhận hàng tiếp nhận, bảo quản, sử dụng hóa chất khử khuẩn theo quy định. Báo cáo Bộ Y tế và các Bộ ngành có liên quan về kết quả xuất cấp hàng.

Các Sở Y tế tỉnh/thành phố Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng có trách nhiệm khấn trương thực hiện tiếp nhận số hóa chất khử khuẩn nêu trên và phân bổ cho các đơn vị thuộc tỉnh để phục vụ công tác khắc phục hậu quả, phòng chống thiên tai dịch bệnh.

Chỉ đạo các đơn vị bảo quản, quản lý, sử dụng hóa chất khử khuẩn được cấp phát tiết kiệm, hiệu quả, đúng đối tượng, mục tiêu và chỉ sử dụng để phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao... 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.