Bộ Y tế tiếp tục gia hạn thêm 760 thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để đảm bảo nguồn cung thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả, đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 80 của Quốc hội, Bộ Y tế vừa gia hạn thêm 760 thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Ngày 2/4, Cục trưởng Cục Quản lý dược Vũ Tuấn Cường đã ký quyết định công bố danh mục 760 thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024 theo Nghị quyết số 80 của Quốc hội.

Trong số 760 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được gia hạn lần này, có 565 thuốc sản xuất trong nước; 195 sản phẩm thuốc nước ngoài. Các thuốc được gia hạn lần này khá đa dạng về nhóm tác dụng dược lý bao gồm các thuốc điều trị ung thư, tim mạch, đái tháo đường, thuốc kháng virus cũng như các thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường khác...

Như vậy sau 3 đợt gia hạn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế theo Nghị quyết 80, nâng tổng số có 10.353 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế ở nước ta được gia hạn (trong đó riêng đợt đầu tiên Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã gia hạn gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế). Điều này có nghĩa là toàn bộ giấy đăng ký lưu hành của 10.353 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được tiếp tục sử dụng từ ngày hết hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.

Trước đó, năm 2022, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cũng đã gia hạn trên 10.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế.

Cùng ngày, thực hiện quy định của Luật Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã ký quyết định cấp số đăng ký thuốc đợt 113 cho 166 thuốc được cấp lại số đăng ký có hiệu lực 3 năm hoặc 5 năm theo quy định của Luật Dược 2016. Các thuốc được cấp lại số đăng ký đợt này bao gồm các thuốc kháng virus, thuốc điều trị ung thư hoặc các thuốc đặc trị khác.

Trước đó, Cục Quản lý Dược cũng đã nhiều lần thực hiện cấp lại số đăng ký có hiệu lực 3 năm hoặc 5 năm theo quy định của Luật Dược 2016 cho nhiều mặt hàng thuốc để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh của nhân dân.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...