Bộ Y tế quy định bổ sung vi chất trong sữa học đường

Bộ Y tế quy định bổ sung vi chất trong sữa học đường
(PLVN) - Mới đây, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2019/TT/BYT quy định yêu cầu với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình sữa học đường. Theo đó, sữa học đường phải bảm đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng. 

Chương trình triển khai gần 20 tỉnh thành

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 6 đến 12 tuổi là những năm đầu tiên trẻ em làm quen với môi trường học tập. Ở lứa tuổi này, trẻ rất hiếu động và ham tìm tòi, học hỏi, có nhiều sự thay đổi trong tư duy và thể chất. Song song với việc hướng dẫn trẻ về mặt kiến thức, trẻ cũng cần nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. Vì vậy, sữa – loại thức uống giàu protein, vitamin và chất khoáng chính là sự lựa chọn không thể bỏ qua của các bà mẹ có con trong độ tuổi này.

Trên thế giới có 60 quốc gia triển khai chương trình sữa học đường (SHĐ). Tại Việt Nam, chương trình cũng đang được triển khai tại gần 20 tỉnh, thành như: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Thuận… và mới đây nhất, TP HCM và Vĩnh Long sẽ là hai địa phương tiếp theo triển khai chương trình SHĐ trong năm học 2019-2020.

Nhiều năm qua, số địa phương triển khai đề án SHĐ liên tục tăng. Đồng thời tỉ lệ trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng ngày một giảm xuống đã cho thấy sự đúng đắn của chương trình có tính nhân văn cao của Chính phủ.

Trong các tỉnh, thành cả nước, Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương đầu tiên thực hiện đề án SHĐ. Vào năm học 2007 – 2008, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã triển khai chương trình dành cho trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng và trẻ ở trong các trường mầm non. Đến nay, qua hơn 10 năm thực hiện, chương trình SHĐ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

Cụ thể, trong trường mầm non, 100% trẻ tăng cân, tăng chiều cao và trí tuệ phát triển tốt. Đặc biệt, số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2006 là 25%, đến cuối năm 2016 chỉ còn 4,6%;  trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2012 là 10,6% thì đến cuối năm 2016 chỉ còn 2,8%...

Tại Bắc Ninh, sau khi triển khai SHĐ từ năm 2013 đến năm 2017, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nhà trẻ đã giảm đến 5% từ 6.6% (năm 2013) chỉ còn 1.6% (năm 2017). Ở đối tượng trẻ mẫu giáo, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 4.6% xuống 1.6%, thể thấp còi giảm từ 4.2% xuống 2.8%.

Trung bình tăng trưởng trong 4 năm về cân nặng là 1.4 – 1.5kg, về chiều cao là 2.3-2.4cm. Tại Đồng Nai, trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 6.30% (2015) xuống 4.60% (2016); trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 7.20% (2015) xuống 5.20% (2016)…

Nội dung Thông tư 31 có gì?

Ngày 8/7/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình SHĐ, ngay sau Quyết định của Thủ tướng, ngày 28/9/2016 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/QĐ-BYT về quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình SHĐ và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình SHĐ.

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng công bố tại Ngày Vi chất dinh dưỡng 2019 chỉ ra rằng: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%); đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao…

Trong hướng dẫn, Bộ Y tế nhấn mạnh, sản phẩm dùng trong chương trình SHĐ phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng thực hiện những quy định này bởi vì nó chỉ là “quy định tạm thời”. Dù đã diễn ra khá nhiều cuộc họp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp sản xuất để đưa ra được kết quả sau cùng nhưng trong thời gian qua, vẫn có không ít cuộc tranh luận xung quanh vấn đề quy định về sản phẩm sữa tươi dùng cho chương trình SHĐ. 

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 5/12/2019, Bộ Y tế đã công bố Thông tư quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình SHĐ. Với Thông tư 31/2019/TT/BYT, điều này đã được quy định rõ ràng, chính thức.

Theo đó, đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường, Thông tư của Bộ Y tế yêu cầu phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng được quy định cụ thể: Vitamin D3, canxi, sắt, vitamin A, E, C, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B12, axit folic, vitamin K1, kẽm, đồng, iốt, selen, phospho, magie.

Trong Thông tư 31, có những chi tiết được trích ra lý giải ngắn gọn nhưng được cho là khoa học và sát thực tiễn. Ví dụ, trong Điều 4 của Thông tư, 3 vi chất là vitamin B12, vitamin B7, iốt được nói rõ: “Không đưa ngưỡng tối đa vì hàm lượng vitamin B2, biotin đã có sẵn trong sữa ở mức cao và iốt có sẵn trong sữa theo mùa vụ”…  

Theo lãnh đạo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, theo QCVN 5:1-2017/BYT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa dạng lỏng mới nhất do Bộ Y tế ban hành năm 2017, không phải cứ có tên gọi “sữa tươi” thì đều phải 100% nguyên liệu từ sữa tươi.

Cụ thể, quy chuẩn nêu rõ, dù là sữa tươi thanh trùng hay sữa tươi tiệt trùng thì sản phẩm đều phải được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, trong đó, sữa tươi nguyên liệu chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng và các sản phẩm này có thể bổ sung thêm thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng.

Cũng theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng của các loại vi chất dinh dưỡng được bổ sung vào SHĐ phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Tại Việt Nam, không chỉ SHĐ mà hầu hết các sản phẩm sữa khác, các loại thực phẩm dinh dưỡng khác cũng đều có bổ sung các vitamin và khoáng chất. 

Sau khi SHĐ đã có “danh phận” rõ ràng thì nhiều phụ huynh bày tỏ sự vui mừng. Chị Nguyễn Thị Quỳnh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Nhà tôi có con nhỏ đang học mầm non cũng tham gia chương trình SHĐ. Do đó, những thông tin về SHĐ tôi rất quan tâm. Trước đây tôi cũng như nhiều phụ huynh quan tâm là tại sao sản phẩm SHĐ đang sử dụng hiện nay nhưng lại được bổ sung thêm hàng chục vi chất và nếu bổ sung thêm nhiều vi chất như vậy thì có được gọi là sữa tươi nữa hay không?

Bổ sung nhiều chất thế có hợp lý không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe các cháu hay không?  Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư cụ thể về việc bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường, giúp đáp ứng được đến 30% nhu cầu cần thiết cho các cháu nên tôi cảm thấy rất tin tưởng từ nay sữa con tôi uống hàng ngày đã được kiểm tra cụ thể đúng theo tiêu chuẩn”. 

Còn anh Trịnh Văn Ba  (Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi nghĩ bổ sung chất vào cho các cháu uống cũng là hợp lý. Ở độ tuổi 5 đến 12 tuổi mà được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì các cháu sẽ phát triển tốt hơn”.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

(PLVN) -  Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (15/11- 22/11) toàn thành phố ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi, trong đó 26 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi.

Đọc thêm

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...