Bộ Y tế 'lên tiếng' trước thông tin giá kit test nhanh cao 'ngất ngưởng'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 29/9, Bộ Y tế chính thức lên tiếng trước thông tin giá xét nghiệm nhanh COVID-19 hiện nay quá cao và có sự chênh lệch rất lớn giữa các loại kit xét nghiệm khác nhau.

Theo Bộ Y tế, giá xét nghiệm hiện phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành như: Giá của các test kit, vật tư xét nghiệm, chi phí thực hiện xét nghiệm...; phụ thuộc vào chủng loại, tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, số lượng mua, thời điểm và diễn biến của dịch bệnh cũng như sự khan hiếm của thị trường, giá tại thời điểm mua. Ví dụ, các loại test xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, châu Âu, Mỹ hoặc có xuất xứ từ châu Âu hay từ Mỹ thường có giá cao hơn mặt bằng chung giá test kit của các nước khác, việc mua test kit vào thời điểm dịch bệnh có diễn biến phức tạp, căng thẳng ở nhiều nước, thị trường khan hiếm thì giá test kit xét nghiệm thường cao, số lượng mua càng lớn thì giá càng giảm...

Vì vậy, Bộ Y tế cho rằng, không thể đánh đồng tất cả các loại test kit với nhau, cũng như không thể so sánh giá test kit xét nghiệm ở các thời điểm khác nhau và phải phụ thuộc cả vào các yếu tố chất lượng (độ nhạy, độ đặc hiệu), tình hình diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu mua sắm test xét nghiệm trong nước và quốc tế.

Bộ Y tế cho biết đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để điều chỉnh giá xét nghiệm theo hướng ngày càng giảm để phù hợp điều kiện trong nước. Bộ đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị y tế công lập thực hiện xét nghiệm điều chỉnh giá xét nghiệm theo từng giai đoạn: Năm 2020 khi dịch bệnh trên thế giới có diễn biến phức tạp ở nhiều nước, giá các loại test xét nghiệm còn ở mức cao (test xét nghiệm khoảng 200.000đồng/test, test Real-time PCR gần 1 triệu đồng/test).

Từ ngày 1/7, do nhiều công ty nhập test nhanh và trong nước cũng đã sản xuất được test xét nghiệm nên dải giá test rất khác nhau, Bộ Y tế đã có yêu cầu thực hiện thực thanh thực chi theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu.

Bên cạnh đó, với hình thức gộp mẫu nhằm đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, cũng như tiết kiệm chi phí, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn về mức giá của gộp mẫu, cụ thể: Mức giá của việc lấy và bảo quản bệnh phẩm: 100.000 đồng/mẫu.

"Bộ Y tế đã hoàn thiện các loại định mức xét nghiệm và đã dự thảo Thông tư về mức giá xét nghiệm xin ý kiến các Bộ, đơn vị để ban hành. Đồng thời, Bộ Y tế đang tổng hợp ý kiến để đề nghị đưa test xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá do chưa được quy định trong luật", Bộ Y tế cho biết thêm.

Bên cạnh đó, thông qua kênh ngoại giao, Bộ Y tế trao đổi, đàm phán trực tuyến với các nhà sản xuất test kit có uy tín trên thế giới để có thể mua lại test xét nghiệm với số lượng lớn và giá thấp nhất có thể. Bộ vận động các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước mua test kit chất lượng cao bán lại cho các địa phương, đơn vị trong nước với giá phi lợi nhuận; vận động các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất test kit; Triển khai đấu thầu tập trung (thông qua Bệnh viện Nhi Trung ương) để có thể mua số lượng lớn với giá thấp nhất...

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các đơn vị đăng ký tạo cạnh tranh giảm giá, hằng tuần, Bộ Y tế tổng hợp và thường xuyên cập nhật và thực hiện công bố danh sách sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được cấp số đăng ký lưu hành, cấp giấy phép nhập khẩu. Tính đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 97 test xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 35 test xét nghiệm Real-time PCR, 39 test xét nghiệm kháng nguyên (33 test nhanh và 6 test chạy cùng máy xét nghiệm), 23 test xét nghiệm kháng thể (4 test nhanh và 19 test chạy máy).

Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị sản xuất, phân phối, nhập khẩu và kinh doanh test xét nghiệm thực hiện công khai giá, cập nhật giá để các đơn vị và người dân dễ dàng tra cứu. Bộ đã đề nghị các đơn vị sản xuất, nhập khẩu sinh phẩm/trang thiết bị y tế xét nghiệm SARS-CoV-2 chịu trách nhiệm về công bố giá và rà soát công bố giá theo quy định; xem xét giảm giá bán sinh phẩm/trang thiết bị y tế xét nghiệm SARS-CoV-2 để hỗ trợ cho các đơn vị chống dịch.

Ngày 11/8, Bộ Y tế đã có công văn gửi các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và cung ứng trang thiết bị y tế, trong đó nêu nghiêm cấm việc tăng giá tùy tiện hoặc đầu cơ, tích trữ; yêu cầu công khai, minh bạch về giá trang thiết bị y tế trên Cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế của Bộ Y tế. Thông tin này giúp các cơ sở y tế, bệnh viện, địa phương có cơ sở tham khảo, tổ chức triển khai việc mua sắm theo quy định.

​Bộ khẳng định mới chỉ tiếp nhận vật tư, sinh phẩm y tế, test kit xét nghiệm nhanh, test Real- time PCR qua các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp.

Bộ Y tế đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra các cơ sở, đơn vị và có nhiều văn bản gửi các đơn vị trong ngành y tế thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 trôi nổi trên thị trường và hiện tượng lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để nâng giá, đội giá, đảm bảo chất lượng và giá cả thị trường.

Ngày 28/9/2021, Bộ Y tế đã ra Công văn chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm COVID-19, trong đó, yêu cầu thực hiện việc xét nghiệm theo các chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm khoa học, thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh, tránh lạm dụng, lãng phí; thực hiện thu và thanh toán chi phí xét nghiệm đối với từng đối tượng theo quy định của pháp luật về giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Trường hợp cần thiết báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 của các cơ sở y tế tư nhân; yêu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện việc xây dựng, quyết định mức giá và kê khai, công bố công khai giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo quy định của pháp luật về giá. Xử lý nghiêm các vi phạm nếu có, không để tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ xét nghiệm COVID-19 của các cơ sở y tế trên địa bàn.

"Hiện nay, giá test xét nghiệm đang có xu hướng giảm dần. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do tình hình dịch COVID-19 trên thế giới giảm, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối, nhập khẩu và đơn vị trong nước sản xuất được và bán phi lợi nhuận thì có một phần rất lớn từ nguyên nhân chủ quan là do kết quả của sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế", Bộ Y tế thông tin thêm.

Trước đó, báo chí phản ánh, để chuẩn bị cho việc đi làm trở lại khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, anh H.H và một số đồng nghiệp đến Phòng khám của Bệnh viện Hồng Ngọc (47 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân) để đăng ký xét nghiệm PCR.

Nhân viên của bệnh viện thông báo giá xét nghiệm là 1,2 triệu đồng/mẫu/người. Anh H ngạc nhiên vì nhiều thông tin xét nghiệm PCR là hơn 700.000 đồng/mẫu. Anh và các đồng nghiệp tìm đến một xe xét nghiệm PCR lưu động và được xét nghiệm rất nhanh, mức phí chỉ bằng 1/2 của Bệnh viện Hồng Ngọc.

Anh H.H cho biết, test nhanh COVID-19 mỗi nơi một giá khác nhau, có nơi 250.000 đồng/mẫu, có nơi 150.000 đồng/mẫu, thậm chí có nơi chỉ có giá 120.000 đồng/mẫu.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.