Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh whitmore

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Ảnh minh họa
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Ảnh minh họa
(PLVN) - Thời gian gần đây liên tục phát hiện các ca mắc bệnh whitmore ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Thái Nguyên... Điều này khiến người dân vô cùng hoang mang, lo lắng. Trước tình trạng trên Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn phòng, chống căn bệnh này.

Whitmore (hay còn gọi là Melioidosis) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Bệnh whitmore gặp ở tất cả độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Bệnh dễ bị mắc ở những người có các bệnh mãn tính như đái tháo đường, thận, phổi, suy giảm miễn dịch… Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo hiện chưa có vaccine phòng bệnh whitmore, do đó người dân cần chủ động phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Kháng thuốc - nỗi lo của cả cộng đồng

Sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân gây kháng thuốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Được dự đoán sẽ khiến nhiều người tử vong hơn cả ung thư vào năm 2050, kháng thuốc hay kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với sức khỏe cộng đồng.

Báo động tình trạng nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa: petrotimes
(PLVN) - Giới trẻ hiện nay ngày càng có suy nghĩ cởi mở hơn trong tình yêu và tình dục, nhiều người quan niệm tình yêu đi liền với tình dục, để lại “hậu quả” ngoài ý muốn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo phá thai , trong số đó có tới 60-70% là ở độ tuổi học sinh, sinh viên...

Tuần lễ 'Làm mẹ an toàn 2023': Vì những bà mẹ mạnh khỏe

Đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) lấy tư liệu, thông tin tại Trạm y tế xã Sơn Phú. (Ảnh: Quốc Việt)
(PLVN) - Việt Nam là nước có 53 dân tộc thiểu số và hầu hết các dân tộc đều sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện đời sống khó khăn, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận chăm sóc y tế. Do đó, việc bảo đảm tất cả phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn.

Dịch bạch hầu gây tử vong trở lại, lưu ý quan trọng để phòng bệnh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Sau gần 20 năm không xuất hiện ca bệnh, mới đây tỉnh Hà Giang ghi nhận hơn 30 ca mắc bạch hầu, trong đó, 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng và tử vong. Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vaccine.

Bộ Y tế yêu cầu ứng phó với mưa lũ

Mưa lũ gây ngập sâu ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: VGP
(PLVN) -  Ngày 28/9/2023 Bộ Y tế đã có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ và Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ.