Bộ Y tế giải thể, sắp xếp lại một số vụ, cục

Bộ Y tế giải thể, sắp xếp lại một số vụ, cục
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ hôm nay, 15/11, Bộ Y tế có thay đổi về cơ cấu tổ chức, rút gọn từ 23 đơn vị xuống còn 21 đơn vị và không còn cấp tổng cục.

Chính phủ ban hành Nghị định số 95 năm 2022 thay thế Nghị định số 75 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

Theo Nghị định mới, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Y tế sẽ bỏ đơn vị Tổng cục Dân số, đổi thành Cục Dân số. Đơn vị trực thuộc sẽ không còn Vụ Trang Thiết bị và Công trình y tế, Tạp chí Y dược học, Vụ Truyền thông thi đua và khen thưởng, Cục Công nghệ thông tin. Sẽ có các đơn vị mới được thành lập gồm: Cục cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, Trung tâm y tế Quốc gia.

Như vậy, sau khi hoàn tất việc cơ cấu lại tổ chức theo Nghị định 95, Bộ Y tế sẽ rút ngắn từ 23 Vụ, Cục, đơn vị xuống còn 21 Vụ, Cục, đơn vị.

Nghị định quy định, Tổng cục Dân số, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục Công nghệ thông tin, Tạp chí Y Dược học tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dân số, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia thuộc Bộ Y tế.

Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng là vụ tổng hợp thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý về hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ; cung cấp thông tin y tế; quản lý báo chí, xuất bản và công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế. Hiện tại Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng có 1 vụ trưởng và 2 phó vụ trưởng.

Thời gian qua, công tác truyền thông trong lĩnh vực sức khỏe - y tế được dư luận đánh giá cao. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, công tác truyền thông phòng, chống dịch của ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, bám sát, thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, đóng góp vào thành công chung công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...