Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vaccine

Lô vaccine đầu tiên gồm 117.600 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca về tới sân bay Tân Sơn Nhất vào trưa 24/2/2021.
Lô vaccine đầu tiên gồm 117.600 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca về tới sân bay Tân Sơn Nhất vào trưa 24/2/2021.
(PLVN) - Về tiến độ tiêm vaccine để có thể đạt miễn dịch cộng đồng (70-75% dân số từ 18 tuổi trở lên), ông Cường cho hay, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vaccine. Tiến độ tiêm hoàn toàn phụ thuộc tiến độ cung ứng của nhà sản xuất và tình hình dịch bệnh trong nước.

Mua vaccine trực tiếp của các nhà sản xuất

Tại họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, để có lượng vaccine cho người dân được sớm nhất, nhiều nhất, Chính phủ có chủ trương khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia tiếp cận vaccine bằng 2 cách. Cụ thể là đóng góp bằng tiền cho Quỹ vaccine và trực tiếp nhập khẩu từ nhà sản xuất đáng tin cậy.

Từ đó đặt ra vấn đề kiểm soát chất lượng vaccine trong bối cảnh vaccine được cấp phép khẩn cấp nên hiệu quả, phản ứng khi tiêm vaccine cần tích cực theo dõi. Ngoài ra, một số loại vaccine được bảo quản rất ngặt nghèo (như bảo quản ở -70 độ C thì chúng ta không có đủ điều kiện bảo quản) lại cấp phép trong tình trạng khẩn cấp nên kiểm soát chất lượng không theo điều kiện bình thường mà theo hướng chấp nhận một số tiêu chí do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành.

Do vậy, "chúng ta cần mua vaccine trực tiếp của các nhà sản xuất, không qua trung gian hoặc đơn vị do nhà sản xuất ủy quyền chính thức bằng văn bản để bảo đảm kiểm soát chất lượng" - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Về tiến độ tiêm vaccine để có thể đạt miễn dịch cộng đồng (70-75% dân số từ 18 tuổi trở lên), ông Cường cho hay, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vaccine. Cơ bản chúng ta đã tiếp cận được số lượng này nhưng khi nhập khẩu phải ký cam kết miễn trách nhiệm khi sự cố xảy ra và không giao hàng đúng tiến độ như có trường hợp, nhà sản xuất điều vaccine sang nước khác chứ không phải về Việt Nam. Bởi thế, tiến độ tiêm hoàn toàn phụ thuộc tiến độ cung ứng của nhà sản xuất và tình hình dịch bệnh trong nước.

Tuy nhiên, từ tháng 8 tới đây, tất cả nguồn vaccine mà chúng ta tiếp cận được sẽ về nhiều hơn như AstraZeneca cam kết đến cuối năm chuyển 30 triệu liều, cơ chế COVAX Facility cũng vậy. Ngày 2/6, Bộ trưởng Y tế đã họp với Nga và được cam kết dành cho 20 triệu liều…

AstraZeneca cam kết đến cuối năm chuyển 30 triệu liều vaccine cho Việt Nam.

AstraZeneca cam kết đến cuối năm chuyển 30 triệu liều vaccine cho Việt Nam.

"Tổng số đã được 150 triệu liều nhưng chúng ta phải lường trước khả năng không được cung cấp đúng tiến độ" - Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý.

Đối với làn sóng dịch bệnh hiện nay, các khu công nghiệp khi xảy ra dịch bệnh đã lây nhiễm rất nhanh và trong đợt này, chủng mới đã lây qua không khí. Vì vậy, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã chỉ đạo trước mắt tập trung ưu tiên cho công tác phòng chống dịch tại khu công nghiệp và chỉ đạo hướng dẫn cách phòng chống dịch, trong đó việc đeo khẩu trang là rất quan trọng, để hạn chế tối đa sự lây nhiễm cũng như môi trường làm việc, khu cách ly nhằm tránh lây nhiễm chéo.

Điển hình như TP HCM đã kịp thời chuẩn bị các khu cách ly, tiêm vaccine khi COVID-19 tấn công vào khu công nghiệp. Với cách làm quyết liệt này, Thứ trưởng Bộ Y tế hy vọng sẽ khống chế thành công đợt dịch hiện nay.

Số dư của Quỹ vaccine hiện là gần 104 tỷ đồng

Trước mối quan tâm về Quỹ vaccine chống COVID-19, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, nguồn kinh phí để mua vaccine cũng như để tiêm vaccine rất lớn. Theo tính toán sơ bộ của Bộ Y tế, chi phí mua và tiêm vaccine khoảng 25.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn phải tiêm nhắc lại hàng năm.

"Chính vì vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước là chúng ta sẽ dùng nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp thông qua xã hội hoá để mua và tiêm vaccine cho nhân dân" - Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ mua vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VOV
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ mua vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VOV

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ vaccine. Ngay sau đó, Bộ Tài chính cũng có quyết định thành lập Ban Quản lý Quỹ, cũng như có Thông tư hướng dẫn về cơ chế quản lý Quỹ đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng.

Liên quan đến huy động nguồn Quỹ, số dư của Quỹ hiện là gần 104 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã được các đơn vị tài trợ khoảng 1.000 tỷ đồng và sẽ chuyển vào Quỹ. Ông Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh, "Chúng tôi cũng đang tích cực làm việc với các đơn vị liên quan, như các doanh nghiệp thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cam kết ủng hộ cho Quỹ hơn 2.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, từ FDI cũng như doanh nghiệp tư nhân và một số đơn vị ngoài các doanh nghiệp thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp rất hưởng ứng trong việc ủng hộ Quỹ vaccine.

Sắp tới đây, Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ khai trương và phát động các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ vaccine".

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết thêm Bộ cũng đã làm việc với Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng như các bộ, ngành liên quan như Bộ TT&TT để ủng hộ Quỹ vaccine bằng nhiều hình thức đơn giản và thuận tiện nhất, góp phần cùng ngân sách Nhà nước đảm bảo đủ nguồn kinh phí để mua vaccine phòng, chống dịch COVID-19.

"Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đọc thêm

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện

Bộ trưởng Bộ Công thương trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng nay, 21/10, trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu; phấn đấu tốc độ tăng GDP cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Phải biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Nghị quyết đã đúng, trúng thì tổ chức thực hiện là khâu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng, tạo ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc.