Bộ Y tế đưa nhiều thuốc mới vào điều trị bệnh nhân COVID-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị COVID-19, tới hơn 700 điểm cầu trên cả nước, diễn ra ngày 25/11.

Hội nghị nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 và triển khai các giải pháp mới trong công tác chẩn đoán, điều trị trong tình hình mới.

3 điểm quan trọng giúp giảm tỷ lệ tử vong

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - người “cắm chốt” tại địa bàn nóng nhất trong đợt dịch lần thứ 4 là TP HCM đã chia sẻ 3 điểm quan trọng được thực hiện trong quá trình điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, giúp giảm tỉ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong.

Đó là xây dựng gói thuốc A - gồm những thuốc thông thường như hạ nhiệt, ho, thuốc bồi bổ sức khoẻ; đưa thuốc kháng viêm - kháng đông vào sử dụng sớm theo hướng dẫn của bác sĩ trực tuyến, trực tiếp; áp dụng thuốc kháng virus Molnupiravir trong chương trình thí điểm quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà và cộng đồng.

Cũng theo Thứ trưởng, chương trình thí điểm thuốc Molnupiravir đã triển khai khoảng 250.000 liều. Kết quả sơ bộ chương trình thí điểm này rất khả quan: Sau 5 ngày sử dụng thuốc, tỉ lệ âm tính của người bệnh từ 72-93%, tỉ lệ tử vong giảm 50% so với người không sử dụng thuốc này. Đây là kết quả hứa hẹn với những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 được sử dụng thuốc ngay từ đầu.

Đồng thời, ông cũng cho biết sau khi có kết quả thử nghiệm bước đầu của các đơn vị sử dụng thuốc, Bộ Y tế đang tiến hành các bước để tiến tới cấp phép lưu hành cho các công ty có thể nhập khẩu, sản xuất thuốc này. Đặc biệt, vừa qua, Anh đã cấp phép lưu hành cho Molnupiravir tại nước này.

Bên cạnh thuốc Molnupiravir, nhiều thuốc khác có hứa hẹn tốt trong điều trị bệnh nhân COVID-19, như Remdesivir, thuốc kháng thể đơn dòng kép... Những thuốc này cũng đem lại thành công trong điều trị COVID-19 tại các cơ sở y tế hiện nay.

Đề cập đến thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định, Bộ Y tế đã có kế hoạch phân bổ cho một số tỉnh, thành phố 2.000 liều thuốc kháng thể kép vào điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng nhằm giảm tỷ lệ tử vong.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chuẩn bị một số phương án về thuốc khác để phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 như thuốc Favipiravir, thuốc Avigan. Bộ Y tế đã có kế hoạch phân bổ khoảng 2 triệu liều thuốc này cho các địa phương trên cả nước.

“Tuy nhiên, đây là dịch bệnh hết sức mới, luôn có sự thay đổi và biến chủng mới, do đó Bộ Y tế có rất nhiều thay đổi trong phác đồ điều trị, đến nay đã xây dựng phiên bản thứ 7 về hướng dẫn điều trị COVID-19 với rất nhiều cập nhật, bổ sung cho phù hợp; đồng thời Bộ cũng đưa nhiều thuốc mới vào điều trị”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Thay đổi tiêu chí đánh giá dịch COVID-19

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng thông tin, từ ngày 1/10, khi trở về tình trạng thích ứng linh hoạt, Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế.

Tỷ lệ ca nhiễm ở các địa phương có số ca lớn như TP HCM, Bình Dương... đã giảm sâu. Tỷ lệ tử vong cũng giảm, có lúc giảm xuống hơn 50 ca một ngày. Tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 của người dân cũng tăng cao, sẽ sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19.

“Tuy nhiên, hiện nay xu hướng là chúng ta không coi trọng con số mắc trên 100.000 dân/tuần. Thay vào đó, chúng ta sẽ tập trung đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong nhiều hơn với các địa phương; thay đổi tiêu chí đánh giá dịch bệnh tại địa phương”, Thứ trưởng nêu rõ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, cuối tháng 11 này sẽ có một số điều chỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế đang giao cho Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với một số cục, vụ để xây dựng chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19.

Dự kiến, đến ngày 30/11, về cơ bản nước ta sẽ hoàn thành tiêu chí về vaccine, sớm đạt miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người trên 18 tuổi được tiêm đủ vaccine, kể cả đối tượng trên 65 tuổi.

Lãnh đạo Bộ cũng lưu ý các địa phương khi đánh giá cấp độ dịch theo cấp tỉnh, huyện, xã… càng chia nhỏ đánh giá theo 4 cấp độ càng nhỏ càng tốt, một khu phố, một cụm dân cư, có biện pháp ngăn chặn kiểm soát nhỏ, gọn nhưng hiệu quả. Đảm bảo y tế đến được với mọi người dân khi nhiễm tại nhà, tại cộng đồng.

Ngoài ra, hiện nay có 3 trụ cột cần tập trung là cách ly, xét nghiệm và thu dung điều trị (tại tuyến cơ sở, tầng 2, tầng 3), trong đó quan trọng nhất là sử dụng thuốc kháng virus đường uống để tăng cường mức kiểm soát dịch tại cộng đồng, hạn chế giảm tình trạng bệnh nặng lên tầng trên. Đồng thời, các địa phương phải đẩy nhanh tiêm chủng cho người dân, tiêm nhắc đúng lịch và tiêm ưu tiên cho người trên 50 tuổi.

“Trong điều trị bệnh nhân COVID-19, ngành Y tế sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong việc cung ứng thuốc để điều trị bệnh nhân. Việc thu dung, điều trị bệnh nhân tại cơ sở cũng rất quan trọng. Các trung tâm điều trị tầng 2, tầng 3 vẫn rất cần”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.