Bộ Y tế cho phép thả muỗi mang Wolbachia để phòng sốt xuất huyết

(PLO) - Việc thả muỗi mang Wolbachia sẽ thực hiện tại 8 thôn thuộc xã Vĩnh Lương (TP Nha Trang), đợt thả này sẽ kéo dài trong vòng 12 đến 18 tuần, bắt đầu từ tháng 3.

Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch thả thí điểm muỗi mang Wolbachia, nhằm phòng bệnh sốt xuất huyết dengue (SXH) vào khu dân cư ở TP Nha Trang. Đây là chương trình thuộc dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam.

Dự án sẽ thả muỗi mang Wolbachia tại 8 thôn thuộc Vĩnh Lương (TP Nha Trang, Khánh Hòa). Thời gian thả muỗi dự kiến từ tháng 3/2018 và kéo dài 12-18 tuần.

Bo Y te cho phep tha muoi mang Wolbachia de phong sot xuat huyet hinh anh 1
Muỗi mang Wolbachia được nuôi trong phòng thí nghiệm trước khi thả vào khu dân cư. Ảnh:An Bình.

Theo ông Nguyễn Trần Hiển, phó giám đốc dự án, hiện đơn vị đã lập bản đồ phân chia các ô thả muỗi trong khu vực ở xã Vĩnh Lương. Mỗi tuần dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô, tương ứng với mức thả trung bình là 1 con muỗi/25 m2/tuần.

Ngoài ra, trước khi tiến hành thả muỗi ở xã Vĩnh Lương, dự án sẽ tổ chức tham vấn cộng đồng, lấy ý kiến bằng cách phát phiếu khảo sát.

“Đơn vị sẽ trực tiếp lấy ý kiến người dân, sau đó tiến hành khảo sát về mức độ nhận thức của người dân về phương pháp này. Dự án lấy phiếu đồng thuận ở 370 hộ gia đình chọn ngẫu nhiên. Việc thả muỗi Wolbachia chỉ được tiến hành sau khi có được sự đồng thuận từ 80% dân cư trở lên”, ông Hiển thông tin.

Cũng theo vị phó giám đốc, trong quá trình thả, nếu có vấn đề bất lợi xảy ra liên quan đến muỗi Wolbachia, dự án sẽ tạm ngừng cho đến khi có kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Trước đó, kế hoạch ban đầu của dự án là triển khai thả muỗi Wolbachia thí điểm ở 4 phường thuộc TP Nha Trang trong năm 2017. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở Y tế lo ngại về độ an toàn, nếu triển khai trong khu dân cư đông đúc.

Sau khi khảo sát, UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định dời khu vực thả muỗi ra ngoại thành, nơi tương đối biệt lập, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về mặt khoa học để thí điểm thả muỗi.

Wolbachia là một loại vi khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của virus dengue gây sốt xuất huyết và Zika, nhưng muỗi vằn trong tự nhiên lại không mang Wolbachia.

Muỗi cái tự nhiên giao phối với muỗi đực mang Wolbachia, trứng đẻ ra sẽ không phát triển thành muỗi, trong khi muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực tự nhiên hay muỗi đực mang Wolbachia đều sinh ra trứng có khả năng phát triển thành muỗi mang Wolbachia.

Năm 2013, muỗi mang Wolbachia đã được thả thí điểm tại đảo Trí Nguyên. Từ đó tới nay, nơi đây không có dịch sốt xuất huyết, dù năm 2015 và 2016 tại TP Nha Trang có nhiều ổ dịch lớn.

Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới triển khai nghiên cứu thí điểm thả muỗi Wolbachia trên thực địa.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.