Bộ VHTT&DL lên tiếng về vị trí đặt ga ngầm C9 tại hồ Hoàn Kiếm

Khoanh tròn là vị trí nhà ga C9
Khoanh tròn là vị trí nhà ga C9
(PLO) - Liên quan đến tranh cãi vị trí đặt ga ngầm C9 tại hồ Hoàn Kiếm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho biết, đơn vị này đang tiếp thu các ý kiến, đồng thời tự khảo sát, đưa ra ý kiến của riêng của Bộ trước khi đưa ra văn bản chính thức có đồng ý với vị trí đặt ga như hiện nay hay không.

Trao đổi với PLVN ngày 20/11, ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL cho biết đang có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí xây dựng nhà ga ngầm C9 – Ga hồ Hoàn Kiếm thuộc Dự án Đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2. Có ý kiến đồng thuận vị trí như thiết kế hiện nay, có ý kiến không đồng thuận vì cho rằng trong quá trình xây dựng, vận hành, nhà ga này sẽ ảnh hưởng đến quần thể di tích hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút…

Theo ông Bình, mới đây, đã có những buổi tọa đàm khoa học bàn luận về vị trí ga, trong đó có nhiều chuyên gia, nhà khoa học thể hiện quan điểm đồng tình vị trí ga như cũ. Tuy nhiên theo người phát ngôn Bộ VHTT&DL, những buổi tọa đàm này là của đơn vị xã hội tổ chức, ý kiến tại đây là của các nhà khoa học, không phải của cơ quan quản lí nhà nước, nên chỉ mang tính chất tham khảo. “Hiện nay Bộ chưa có quan điểm chính thức, chúng tôi vẫn đang tiếp thu các ý kiến, đồng thời sẽ có nghiên cứu độc lập trước khi đưa ra văn bản chính thức về sự việc này”, ông Bình nói và từ chối trả lời câu hỏi liên quan đến thời gian Bộ này sẽ có ý kiến chính thức về vị trí đặt ga C9.

Trước đó, trong cuộc Tọa đàm “Quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 tại hồ Hoàn Kiếm tuyến ĐSĐT Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo”, diễn ra ngày 19/11, ông Noboru Nakagawa (Đại diện Tư vấn chung của Dự án) cho rằng, toàn bộ ga ngầm nằm dưới đất được áp dụng biện pháp thi công tiên tiến để đảm bảo an toàn các công trình lịch sử. Nhà thầu sẽ làm từ trên xuống và có hệ thống tường vây bao quanh ga C9.

Theo nghiên cứu, độ lún dưới 1/500 là công trình an toàn, trong khi đó, tư vấn phân tích độ lún với ga C9 là 1/800, tức ở mức an toàn. Ngoài ra, công nghệ đường sắt chống rung khi đoàn tàu chuyển động sẽ được áp dụng. Đại diện đơn vị tư vấn cho biết, Tháp Bút sẽ không chịu ảnh hưởng độ rung của quá trình thi công cũng như khi đường ray tàu đi vào vận hành. Một số nhà khoa học cũng đồng ý quy hoạch nhà ga C9 như hiện nay là phù hợp, không tác động đến di tích.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại thấy vị trí đặt nhà ga C9 như thiết kế hiện nay sẽ lấn chiếm vỉa hè, lấn chiếm bờ hồ Hoàn Kiếm. Khi xây dựng xong, nhà ga này sẽ “mọc” giữa phố đi bộ của Hà Nội vào ban đêm, phá vỡ cảnh quan, quy hoạch khu vực bờ hồ. Ngoài ra, việc thi công, vận hành dự án này có thể ảnh hưởng đến di tích, đặc biệt là Tháp Bút.

Ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng ban Quản lý ĐSĐT Hà Nội (đại diện chủ đầu tư Dự án) cho biết, tuyến ĐSĐT số 2 là tuyến quan trọng trong mạng lưới phát triển ĐSĐT của Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay Dự án đang chậm tiến độ, một phần do vị trí đặt ga C9 chưa được Bộ VHTT&DL đồng thuận. “Hà Nội đã trình Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về vấn đề này, đang đợi ý kiến bằng văn bản chính thức”, ông Minh nói và cho biết, việc đặt ga C9 như thiết kế hiện nay đã được nghiên cứu kỹ bởi đơn vị tư vấn Nhật Bản, đảm bảo các yếu tố an toàn, không ảnh hưởng, xâm phạm di tích. “Đa số các ý kiến đồng thuận, hiện nay chỉ còn một số nhà khoa học có ý kiến”, ông Minh cho biết.

Trong bối cảnh phương tiện cá nhân ở Hà Nội ngày càng tăng nhanh khiến tình trạng tắc đường trầm trọng, những dự án phát triển giao thông công cộng như ĐSĐT tuyến số 2 cần nhanh chóng được triển khai, đưa vào sử dụng. Do vậy, Bộ VHTT&DL cần quyết liệt, nhanh chóng hơn trong quyết định vị trí nhà ga C9./.

Đọc thêm

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết
(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.