“Bỏ túi” bí quyết giữ gìn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của người Nhật

Cá béo như cá hồi, cá ngừ rất được người Nhật ưa chuộng
Cá béo như cá hồi, cá ngừ rất được người Nhật ưa chuộng
(PLO) - Trong vòng 25 năm từ năm 1990 – 2015, tuổi thọ trung bình của người Nhật đã tăng thêm 4,2 tuổi. Năm 2016, tuổi thọ trung bình cao nhất vẫn thuộc về Nhật Bản nhưng sang năm 2017, người Nhật chỉ đứng thứ 2 thế giới, sau Hồng Kông (Trung Quốc). Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là quốc gia được mệnh danh “vương quốc tuổi thọ” khi tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản năm qua là 83,8 tuổi. Hãy cùng tìm hiểu bí quyết trường thọ của người Nhật luôn được cả thế giới săn lùng! 

Cực kỳ chú trọng cách ăn uống

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tuổi thọ và sức khỏe của mỗi người dân không bị tác động nhiều bởi gen di truyền, yếu tố quyết định là cách ăn uống. Người Nhật rất thích ăn đồ biển, đặc biệt là cá, thậm chí cá còn xuất hiện trong các bài hát dành cho thiếu nhi.

Theo Trung tâm Thủy sản quốc gia, mỗi người Nhật tiêu thụ khoảng 55,7kg đồ biển trong năm 2015, trong khi người Mỹ chỉ ăn 24,2kg/năm. Nhật nằm trong 6 nước có mức độ tiêu thụ hải sản cao nhất thế giới. 

Lợi ích lớn nhất của cá mang lại có lẽ là tuổi thọ bởi những người ăn cá sống lâu hơn những người không ăn. Những người ăn cá giảm tỷ lệ chết do bệnh tim mạch xuống 36%. Đáng ngạc nhiên hơn, người lớn tuổi có tỷ lệ axit béo omega-3 cao nhờ ăn nhiều cá béo có tuổi thọ trung bình cao hơn 2,2 năm so với những người có tỷ lệ axit béo thấp.

Chế độ ăn nhiều cá béo (cá có chứa dầu trong các mô của chúng như cá hồi, cá thu, cá ngừ…) cũng được chứng minh tăng khả năng ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư và viêm. 

Tiếp theo là rong biển và các sản vật khác từ biển. Người Nhật dùng khoảng 20 loại rong biển trong các món ăn của họ. Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100 nghìn tấn rong biển mỗi năm, đa dạng về chủng loại.

Đáng chú ý, một hòn đảo phía nam Okinawa, nổi tiếng với những cụ già sống đến trăm tuổi, là nơi tiêu thụ nhiều rong biển nhất thế giới. Mỗi cốc rong biển chứa từ 2-9gr protein. Một số loại rong biển chứa nhiều kali hơn chuối.

Đây cũng là một trong số ít các loại thực phẩm có chứa i-ốt tự nhiên, một chất rất cần thiết cho tuyến giáp. Ngoài ra, nghiên cứu của Trường Đại học Harvard còn chỉ ra rằng, rong biển có khả năng điều chỉnh estrogen và estriadol giúp tỷ lệ ung thư vú ở Nhật rất thấp.

Chế độ ăn của người Nhật rất “thanh” vì họ thích ăn rau, thích luộc hấp hơn là xào rán, tôn trọng hương vị ban đầu của các thành phần thực phẩm. Đồng thời, người Nhật ăn muối cũng rất ít, lượng muối ăn vào mỗi ngày ít hơn một nửa số muối mà người Trung Quốc tiêu thụ. Thay vì ăn muối, “gia vị” nổi tiếng của người Nhật là tương miso, natto (hạt đậu nành luộc chín được ủ với enzim) đều được chế biến qua quá trình lên men. 

Bên cạnh chuyện ăn, người Nhật ưu tiên uống trà xanh. Trà xanh không chỉ hấp dẫn về hương vị mà còn rất tốt cho sức khỏe. Uống một lượng trà phù hợp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ức chế sự hấp thu cholesterol, giảm cholesterol xấu, diệt khuẩn, chống viêm, làm giảm hoặc trì hoãn xơ vữa động mạch, thúc đẩy đốt cháy chất béo.

Các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa uống trà xanh và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư và tăng khả năng tư duy. Người Nhật uống khoảng 5 cốc trà xanh mỗi ngày. Dân tộc này có tỷ lệ tử vong thấp hơn 26%.

Duy trì lối sống xanh, lành mạnh

Quan trọng không kém trong việc giữ gìn sức khỏe và tăng tuổi thọ của người dân nước Nhật là cách sống, cách sinh hoạt vô cùng lành mạnh. Nhật là một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới nhưng các thành phố của Nhật không bị “bê tông hoá” mà ngược lại rất xanh. Một phần của nước Nhật là các cánh rừng nhiệt đới.

Tôn kính thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên đã trở thành một phần văn hóa của người Nhật. Thậm chí, Chính phủ Nhật còn kỷ niệm ngày Mountain Day (Ngày của Núi) như một cách để nhắc nhở người dân tôn kính thiên nhiên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sống chan hòa với thiên nhiên giúp cải thiện 20% khả năng nhận thức và 50% tư duy sáng tạo. 

Không gian sống ở Nhật rất xanh sạch
Không gian sống ở Nhật rất xanh sạch

Thói quen ngâm bồn cũng có mối quan hệ mật thiết với việc kéo dài tuổi thọ. Khi ngâm mình trong bồn, toàn bộ cơ thể được làm ấm lên, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Việc máu huyết lưu thông dẫn đến việc nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, điều cực kỳ cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Không những thế, việc giữ gìn cơ thể thanh khiết, sạch sẽ cũng có thể làm giảm nguy cơ từ các bệnh truyền nhiễm.

Ngay từ thế kỷ 17, các tài liệu y học của Nhật đã chỉ ra rằng ngâm mình trong nước nóng là một cách để phòng bệnh. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, tắm khoáng có thể trị chứng thấp khớp, đau dây thần kinh và các bệnh về da. Khoảng 85% người Nhật kết thúc công việc mỗi ngày bằng việc đi tắm. 

Tinh thần yêu lao động là dấu ấn đậm nét của tinh thần quốc dân Nhật Bản. Thay vì sống dựa vào tiền lương hưu hay con cháu, rất nhiều người Nhật dù đã quá độ tuổi “teinen” – về hưu nhưng vẫn sống độc lập và tiếp tục lao động.

Họ có thể tham gia làm bán thời gian với các công việc bàn giấy trong văn phòng hay lao động chân tay trong các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng gia đình hay các hoạt động tình nguyện xã hội. Chính việc duy trì lao động đã giúp họ có cơ thể khỏe mạnh, hoạt bát, một trí óc minh mẫn, có ích cho xã hội bất chấp tuổi tác, không bị guồng quay xã hội bỏ lại bên lề như những công dân già cỗi cô đơn.

Một điều thú vị là karaoke có ở khắp mọi nơi trên nước Nhật. Một nghiên cứu thực hiện trên 20.000 đàn ông do Trường Đại học Osaka và Đại học Y Ehime tiến hành nhiều năm trước đã chỉ ra rằng, hát karaoke giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

“Khi hát chúng ta phải thở sâu, điều này tốt cho hệ thần kinh. Sau khi hát, chúng ta thường nhận được tràng pháo tay tán thưởng của mọi người, điều này giúp tinh thần chúng ta phấn chấn, vui vẻ và giải toả các áp lực”, các nhà nghiên cứu phân tích.

Có năm, ngành công nghiệp karaoke mang lại 10 tỷ đô la cho nước Nhật, trong khi ngành công nghiệp phim ảnh chỉ đem lại 2,66 tỷ đô la. Con số này có thể giúp chúng ta hình dung mức độ phủ sóng của karaoke tại đất nước mặt trời mọc.

10 bài học sức khỏe của người Nhật

Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau

Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua

Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả

Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa

Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần

Bớt đi xe, năng đi bộ

Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn

Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

Bớt nói, làm nhiều hơn

Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.