Bộ Tư pháp Nga lên tiếng trước “thiện chí” của EC liên quan đến Alexey Navalny

Alexey Navalny. Ảnh: TASS
Alexey Navalny. Ảnh: TASS
(PLVN) -  "Nga sẽ không thể thả Alexey Navalny, người bị kết án về vụ Yves Rocher theo cái gọi là các biện pháp tạm thời theo yêu cầu của Hội đồng châu Âu (EC)", Bộ Tư pháp Nga nói với TASS.

Hãng tin TASS cho biết, một nguồn tin thân cận với EC nói với TASS rằng EC có thể yêu cầu trả tự do cho Navalny thông qua Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR), dựa trên quyết định về các biện pháp tạm thời phù hợp với Quy tắc 39 của Quy tắc Tòa án.

Trước thông tin này, hôm 16/2, Bộ Tư pháp Nga nói với TASS, "Việc thông qua một quyết định dựa trên Quy tắc 39 của Quy tắc Tòa án Nhân quyền Châu Âu trong trường hợp này sẽ là một sự can thiệp vô cớ và trắng trợn vào hoạt động của hệ thống tư pháp của một quốc gia có chủ quyền, một sự vượt qua ranh giới đỏ. Quyết định như vậy Bộ cho biết không thể thực thi theo quan điểm của luật pháp quốc tế".

Bộ Tư pháp Nga giải thích rằng, theo nguyên tắc, ECHR không thể thay thế tòa án quốc gia, hủy bỏ hoặc thay đổi các phán quyết của mình. Tất cả các quốc gia thành viên của EC đều công nhận điều này.

Thứ hai, các biện pháp tạm thời không được đề cập trong ECHR mà chúng chỉ đang được thực hiện theo thiện chí của các quốc gia thành viên. Việc thực hiện nó không được Hội đồng Bộ trưởng của EU giám sát, không giống như các phán quyết ECHR 'thường lệ'.

"Thứ ba, việc trả tự do cho một người bị kết án với những chứng cứ buộc tội rõ ràng sẽ mâu thuẫn với bản chất pháp lý của các biện pháp tạm thời, nhằm đảm bảo quá trình xem xét vụ án diễn ra bình thường trong ECHR" - Bộ cho biết thêm

Bộ Tư pháp Nga hiện đang tham gia trao đổi thư từ với ECHR liên quan đến đơn của các luật sư của người bị kết án.

Trong khi đó, hôm 16/2, các công tố viên đã yêu cầu một tòa án ở Moscow phạt Alexey Navalny vì tội phỉ báng một cựu chiến binh Thế chiến II. Tuy nhiên, Alexey Navalny đã bác bỏ các cáo buộc này và cho rằng đó là những nỗ lực để hạ thấp uy tín của ông ta.

Theo các công tố viên, Alexey Navalny cần bị phạt vì đã gọi cựu chiến binh và những người khác xuất hiện trong video ủng hộ Điện Kremlin năm ngoái về việc sửa đổi hiến pháp cho phép kéo dài thời gian cầm quyền của Tổng thống Vladimir Putin là “những kẻ đồi bại”, “những người không có lương tâm” và “những kẻ phản bội”.

Trong phiên xử hôm 16/2 tại Tòa án quận Babushkinsky ở Moscow, các công tố viên đã yêu cầu thẩm phán ra lệnh cho Alexey Navalny nộp phạt 950.000 rúp (khoảng 13.000 USD) vì tội vu khống người cựu chiến binh 94 tuổi. Phiên tòa dự kiến tiếp tục diễn ra vào ngày 20/2 này.

Alexey Navalny, 44 tuổi, đã bị bắt vào tháng trước khi từ Đức về sau 5 tháng hồi phục vì vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh mà ông ta đổ lỗi cho Điện Kremlin thực hiện. Các nhà chức trách Nga đã bác bỏ cáo buộc liên quan đến vụ đầu độc này.

Đầu tháng này, một tòa án ở Moscow đã kết án Alexey Navalny hai năm tám tháng tù giam vì vi phạm điều khoản quản chế trong thời gian dưỡng thương ở Đức. Bản án bắt nguồn từ một cáo buộc tham ô năm 2014 mà Navalny đã bác bỏ nhưng Tòa án Nhân quyền Châu Âu phán quyết là trái pháp luật.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.