Bộ trưởng Y tế nói về thực trạng tiêm vaccine tại TP.HCM

Chiến dịch tiêm chủng vaccine tại TP Hồ Chí Minh.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine tại TP Hồ Chí Minh.
0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, TP.HCM đang triển khai phòng ngừa vaccine phòng COVID-19, tuy nhiên, tiến độ chưa được đáp ứng được yêu cầu do “khâu chuẩn bị và kịch bản cho công tác tiêm chủng có những trục trặc ban đầu”.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, TP.HCM triển khai chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử nên “chắc chắn không thể nào trơn tru được”. TP.HCM đã có những thay đổi trong cách thức thực hiện, thay đổi về quy trình, tổ chức điểm tiêm.

Bộ Y tế hy vọng, trong thời gian ngắn tới, TP.HCM sẽ đảm bảo tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 theo yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

“Bộ Y tế đã có khuyến cáo TP.HCM phải chia nhỏ các điểm tiêm, phải tiêm theo giờ, không để tụ tập quá đông người trong một thời điểm. Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương khác khi tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 phải chia khung giờ để tiêm, đồng thời phải chia nhỏ điểm tiêm để đảm bảo giãn cách xã hội và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch lây nhiễm ngay tại điểm tiêm”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Bộ Y tế cũng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 vào các khu công nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam là rất lớn, bởi bản thân các khu công nghiệp đã có ca nhiễm. Đối với TP.HCM, dự kiến tiếp tục xuất hiện những ca mắc trong cộng đồng không rõ nguồn lây do dịch đã đi qua nhiều chu kỳ lây nhiễm.

Kịch bản nguy cơ tiếp theo là dịch lây nhiễm tại khu vực ăn uống, lưu trú của công nhân… dẫn đến có nhiều hình thái lây nhiễm trong công ty, giữa các công ty và giữa các khu công nghiệp với nhau. TP.HCM và đặc biệt là Bình Dương có mật độ công nhân lớn, trong khi đó, điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt tại nơi lưu trú rất chật hẹp nên dễ lây nhiễm dịch bệnh.

“Thời gian qua, TP.HCM đã thực hiện những biện pháp ứng phó dịch tương đối sớm, kịp thời và chủ động. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã đề nghị TP.HCM thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, dù là theo Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 16. Không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, tình trạng giao lưu đi lại giữa các khu vực lẫn nhau. Chúng tôi nhấn mạnh cần phải khoanh vùng “chặt cả bên ngoài và chặt cả bên trong”, có như thế mới có thể kiểm soát được tốc độ lây nhiễm dịch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Người đứng đầu ngành y tế cũng nhấn mạnh vấn đề tiếp theo không chỉ đối với TP.HCM mà còn các địa phương khác, là thực hiện quyết liệt hơn các biện pháp về xét nghiệm và xét nghiệm trên từng quy mô phù hợp.

Bộ Y tế cũng đề nghị TP.HCM tăng cường tầm soát tất cả những người đến các cơ sở y tế, bao gồm cả những bệnh nhân và những người có yếu tố nguy cơ…

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...