Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cảnh báo nhiều hệ lụy trong vụ “thổi” giá đất, bỏ cọc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 16/3, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc doanh nghiệp trả giá trên trời rồi bỏ cọc, điển hình là vụ đấu giá đất Thủ Thiêm (TP HCM), Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã thẳng thắn nêu lên những hệ lụy trong “thổi” giá đất.
Vụ đấu giá lô đất Thủ Thiêm được đại biểu Quốc hội đưa vào chất vấn.
Vụ đấu giá lô đất Thủ Thiêm được đại biểu Quốc hội đưa vào chất vấn.

Tại buổi chất vấn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị Bộ trưởng đưa giải pháp: “Dư luận cử tri nêu việc đấu giá đất ở nhiều nơi có hiện tượng bắt tay ngầm, có nhiều trường hợp nhà đầu tư trả giá trên trời rồi âm thầm bỏ cọc, kết quả trúng đấu giá cao ngất ngưởng gấp nhiều so với giá khởi điểm, điển hình như vụ đấu giá đất ở Khu đô thị Thủ Thiêm vừa qua. Điều đó làm nhiễu loạn thị trường đẩy giá đất các khu vực lân cận lên cao tạo ra sốt đất ảo, thiết lập mặt bằng giá đất mới khiến quá trình giải phóng mặt bằng triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, gây mất trật tự, an ninh xã hội, đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trên?”.

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, hạn chế của việc đấu giá đất, đặc biệt trong thời gian vừa qua, đã nổi lên không chỉ có thổi giá mà thực tế còn có cả dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”. Điều đó gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng làm biến động thị trường bất động sản; làm thất thoát tài sản của Nhà nước; thổi giá lên cao, tạo ra một mặt bằng giá mới ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế.

“Và nếu nói sâu hơn nữa thì việc thổi giá lên đằng sau đấy còn rất nhiều hệ lụy. Đặc biệt là các ngân hàng khi những giá ảo đó nhưng có thể thế chấp để rút tiền ngân hàng lại là thực. Điều này sẽ làm mất an ninh tiền tệ”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Theo ông, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng và có những nghiên cứu cả những góp ý của các hội, hiệp hội bất động sản.

Qua đó, về góc độ pháp luật, đấu giá đất đang được điều chỉnh bởi các luật khác nhau như Luật Đấu giá tài sản, Luật Đất đai, các quy định liên quan đến về tài chính, thuế,… và trong đó thì có một vướng mắc là các quy định thiếu cụ thể. Đặc biệt, khi một loại tài sản có giá trị về tài nguyên khác biệt như là đất đai thì không thể so sánh như một vật thể giá trị khác.

Vì vậy, cần phải có phương pháp, trình tự để đấu giá đối với tài sản đất đai, phải có phương pháp khác hơn, chắc chắn hơn. Về góc độ Luật Đất đai thì mới quy định về điều kiện các doanh nghiệp tham gia đấu giá, nhưng chưa cụ thể, nhất là vấn đề thể hiện năng lực của doanh nghiệp...

Đại biểu Tạ Văn Hạ tranh luận, vụ trúng đấu giá rồi bỏ cọc đã được đại biểu vừa nêu rất cụ thể thì qua kiểm tra, giám sát đối với vụ việc cụ thể này là như thế nào, có hay không việc thổi giá lên để nâng giá trị cổ phiếu, đánh bóng giá trị tài sản, làm sạch bản tài chính của doanh nghiệp… Thực tế cho thấy, sau vụ đấu giá thì việc sốt đất có thật nhưng đó có phải là sốt ảo không. Đại biểu Hạ cũng nêu quan điểm về hình sự hóa: Nếu chứng minh có lũng đoạn, âm mưu lừa đảo, tăng giá trị đất để vay thế chấp, có dấu hiệu qua mặt nền kinh tế của đất nước thì sao không xử lý hình sự được?

Giải đáp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin: Chính phủ đã có chỉ đạo về vụ việc Thủ Thiêm, đang giao cho các cơ quan có trách nhiệm làm rõ vụ việc là do điểm yếu của pháp luật – phần này Bộ đã có báo cáo về các quy định pháp luật liên quan. Chẳng hạn, về thuế, sẽ không coi đây là hợp đồng mang tính trách nhiệm nữa mà sẽ ràng buộc khi ký hợp đồng xong là phải trả tiền, thời gian trả tiền không phải là 90 ngày mà có thể chỉ là 10 ngày để không có thời gian làm đảo lộn thị trường, lợi dụng trục lợi.

Hay tiền đặt cọc, hiện mới quy định đặt 5-10%, đối với đất từ 20 hecta sẽ xem xét khi đưa giá lên bao nhiêu là phải có tiền sẵn và phải được các cơ quan chức năng chứng minh. Còn việc lợi dụng, đánh bóng… thì cơ quan điều tra sẽ điều tra, kết luận.

Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.