Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Siết chặt quản lý, ngăn vàng, ngoại tệ lậu tuồn vào Việt Nam

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu vấn đề, trong thời gian qua, nhiều vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế khá phức tạp đối với các mặt hàng, trong đó có mặt hàng vàng và ngoại tệ.

“Các hoạt động này khá tinh vi và phổ biến, đã tác động đến thị trường Việt Nam. Đặc biệt, trong những ngày qua chúng ta thấy rằng giá vàng trong nước dao động rất nhiều và tăng khá cao. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết giải pháp để kiểm soát hiệu quả thị trường vàng và ngoại tệ trong nước để khắc phục những tình trạng nêu trên?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, lĩnh vực vàng và ngoại tệ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, không phải nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Bộ Tài chính có nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại, quản lý ở vùng biên giới để khi giá vàng, giá USD của Việt Nam cao lên thì hàng lậu không tuồn vào Việt Nam.

“Chúng tôi đã siết chặt các cửa khẩu để quản lý số vàng và ngoại tệ này. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã bắt được một số vụ chuyển USD từ trong nước ra nước ngoài hoặc ngoại tệ từ trong nước ra nước ngoài. Chẳng hạn như việc chuyển đi Hàn Quốc 1,6 tỷ USD hoặc đang điều tra để xử lý 3,7 ngàn tỷ hoặc 1 triệu USD giả chuyển qua hệ thống hàng không… Chúng tôi đang siết chặt vấn đề này”, Bộ trưởng thông tin.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, để giá vàng và giá USD xuống, phải triển khai một loạt các giải pháp. “Ví dụ, vàng liên quan đến cung cầu, liên quan đến xuất nhập khẩu. Vậy có nhập khẩu vàng không hay siết chặt vấn đề mua bán như thế nào? Hay vấn đề có lợi dụng tâm lý khi đầu tư sản xuất kinh doanh không có hiệu quả gửi vào ngân hàng giá thấp thì dòng tiền này vào vàng hay không? Những vấn đề này phải một loạt các giải pháp mới giải quyết, ngăn chặn được tình trạng”, ông Hồ Đức Phớc gợi mở về các giải pháp.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng cho rằng, USD thể hiện được sức mạnh của đồng tiền, tỷ giá hối đoái thể hiện được sức mạnh của đồng tiền nhưng khi đồng tiền Việt Nam hạ giá cũng có thể có lợi cho xuất khẩu.

“Tuy nhiên, hệ thống xuất khẩu của mình tác động như thế nào và vấn đề đồng tiền của mình làm thế nào để tỷ giá trước đồng USD không bị mất giá. Đây là một loạt các giải pháp điều hành tiền tệ”, ông nói thêm.

Phải giải được bài toán "càng tăng giá càng lỗ"

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết vì sao vé máy bay trong thời gian qua tăng cao.

“Bộ trưởng có giải pháp gì trong thời gian tới để người dân thuận lợi hơn trong việc đi lại và để kích cầu cho ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh”, đại biểu đặt câu hỏi.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, theo quy định của Luật Giá, Bộ Giao thông vận tải sẽ là người quyết định khung giá máy bay, còn giá máy bay vận hành trong khung đó là do các công ty kinh doanh bay thực hiện, căn cứ vào nhu cầu để định giá vé phù hợp.

“Vừa qua, giá vé máy bay dù có tăng nhưng các công ty vẫn lỗ. Bây giờ, Bamboo cắt giảm nhiều đường bay, Vietjet cũng khó khăn, Vietnam Airlines thì lỗ đến 37.000 tỷ. Năm nào lãi nhanh nhất, mạnh nhất cũng chỉ được 3.000 tỷ, cho nên vẫn khó khăn”, Bộ trưởng thông tin.

Tranh luận về vấn đề vé máy bay tăng cao nhưng các doanh nghiệp dịch vụ hàng không vẫn lỗ, các công ty bay vẫn lỗ, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng, trong hoạt động, không phải lúc nào cũng đạt doanh thu cao bằng cách tăng giá vé.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp.

“Chúng ta phải tìm được điểm doanh thu tối ưu, căn cứ vào cung - cầu. Có khi giá giảm, số lượng bán tăng lên doanh thu cao lên. Thành ra tôi nghĩ các công ty cũng cần phải nghiên cứu. Đề nghị Bộ trưởng hết sức cân nhắc, có thể có ý kiến thêm vấn đề này”, đại biểu nói.

Cũng quan tâm về vấn đề này, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nêu vấn đề điều hành giá đối với một số mặt hàng như vé máy bay hoặc giá điện.

“Tôi cho rằng việc vé máy bay tăng cao cũng không hẳn do vấn đề nhiên liệu hay về cung - cầu", đại biểu nói.

Liên quan đến quản lý giá, hiện nay chúng ta có Luật Giá và khuôn khổ pháp lý rất đầy đủ. Tuy nhiên, theo đại biểu, có một vấn đề, có thể nói cũng là một nghịch lý, đó là đối với các mặt hàng này càng tăng giá, doanh nghiệp nhà nước lại càng lỗ.

"Câu chuyện đặt ra là phải giải được bài toán này và đặc biệt xác định giá phải có xác định được đầu vào, đầu ra, xác định được các các chi phí. Đối với giá máy bay, đặc biệt với Việt Nam Airlines, tôi cho rằng chi phí cao quá, ảnh hưởng ngay đến giá chứ không phải liên quan đến vấn đề cung - cầu và liên quan đến vấn đề về nhiên liệu”, đại biểu nêu vấn đề.

Đề cập đến giá điện, đại biểu Trịnh Xuân An chỉ ra rằng, lâu nay giá điện chỉ có lên chứ không bao giờ xuống, nhưng thực tế EVN vẫn lỗ.

“Cách thức chúng ta áp dụng việc tính giá trên cơ sở quy định pháp luật có vấn đề chưa ổn, chúng ta đã tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch hay chưa?”, đại biểu đặt vấn đề và cho rằng, với vai trò là Bộ quản lý ngành, quản lý chung, Bộ Tài chính cũng cần có sự rà soát, thậm chí thanh tra, kiểm tra để vừa bảo đảm được lợi ích của doanh nghiệp, vừa bảo đảm được lợi ích của người dân.

Tiếp thu ý kiến của 2 đại biểu trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, các doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ bay đang thực hiện đúng quy định về giá máy bay.

“Một số quốc gia đã bỏ giá trần của máy bay, để cho doanh nghiệp tự quyết định theo cung, cầu của thị trường về giá. Tuy nhiên, Luật Giá vẫn quy định giá trần đối với vé máy bay và khung trần đó là do Bộ Giao thông quy định. Hiện nay, các hãng bay thực hiện theo đúng quy định trong giá trần, cho nên chưa vi phạm pháp luật về giá”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, trong 4 năm lại đây, do đại dịch COVID-19, các chuyến bay gần như ngưng trệ, kể cả chuyến bay nước ngoài, trong nước. Đến năm nay, kinh tế suy giảm nên lượng khách nội địa và khách nước ngoài cũng hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hệ thống hàng không.

“Trong hệ thống dịch vụ bay thì chỉ có Việt Nam Airlines là doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 50%, còn lại là tư nhân. Về vấn đề quản trị và hạ giá thành thì các doanh nghiệp tư nhân quan tâm hơn hết. Còn Việt Nam Airlines, Ủy ban Quản lý vốn và Bộ Giao thông rất quan tâm và về phía chúng tôi cũng yêu cầu tái cơ cấu để tinh giản được biên chế, nâng cao được chất lượng và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả”, Bộ trưởng nói thêm.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.