Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chủ trì cuộc họp với các Bộ trưởng ASEAN

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Brunei năm 2013
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Brunei năm 2013
(PLO) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới khu vực Thái Bình Dương vào tuần tới để chủ trì một cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. 
Theo thông báo từ giới chức quốc phòng Mỹ, cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel với những người đồng cấp từ các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ diễn ra từ ngày 1-3/4 tại Hawaii. 
Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, tại cuộc gặp này, ông Hagel và những người đồng cấp sẽ thảo luận về quan điểm của họ về viễn cảnh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai. Bên cạnh đó, một số vấn đề như cứu trợ thiên tai và an ninh khu vực cũng sẽ được đưa ra bàn thảo tại cuộc gặp.  
Ông Ernest Bower - Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ - cho rằng, đây là lần đầu tiên một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mời tất cả 10 người đồng cấp trong khối ASEAN tới tham dự một hội nghị thượng đỉnh tại Mỹ. 
Theo ông Bower, sự hiếu khách của ông Hagel cho thấy Mỹ muốn tiếp tục lãnh  đạo tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và vai trò tiên phong của Bộ Quốc phòng trong chiến lược tái cân bằng hướng tới khu vực châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo ông Bower, cuộc gặp vào đầu tháng 4 tới đây giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là cơ hội để các nước Đông Nam Á tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ trước hành động tiếp tục gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, trong đó có chiến thuật gây áp lực nhằm cô lập Philippines và ngăn cản nước này gửi đơn kiện chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài của Liên Hợp quốc cũng như việc tăng cường quấy rối các tàu đánh cá của Việt Nam hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, hay việc tàu chiến Trung Quốc tiến hành tuần tra tại bãi James Shoal ở vùng lãnh hải mà Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền. 
Về các hoạt động phối hợp hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, Phó Đô đốc John Kirby - Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc - nói rằng, chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay MH370 là một ví dụ cho thấy các nước trong khu vực đang phối hợp với nhau để đối phó với các thảm họa. 
Nhận định về vấn đề này, theo ông Bower, việc biến mất lạ lùng của chiếc MH370 cho thấy một nhu cầu rất rõ ràng đối với việc hợp tác rộng hơn giữa các lực lượng quân đội, các cơ quan tình báo, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng trong khu vực. Các cuộc gặp như vậy sẽ là cơ hội để các bên phát triển những tiêu chuNn mang tính chất khu vực, thực hành và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp để triển khai trên thực tế các hoạt động như tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. 
Ông Bower cho rằng, các cuộc họp thượng đỉnh quốc phòng giữa Mỹ với ASEAN như vậy cần phải tiến hành hàng năm để nhấn mạnh sự hợp tác an ninh - quốc phòng giữa các bên, cùng nhau xây dựng khả năng và bắc cầu với khu vực có thể giúp khẳng định an ninh và thịnh vượng của Mỹ trong thế kỷ 21. 
Tại cuộc họp báo ngày 27/3, Phó Đô đốc Kirby cho biết thêm, trong chuyến đi tới khu vực Thái Bình Dương sắp tới, ông Hagel cũng sẽ dừng chân tại Nhật Bản và sẽ lần đầu tiên tới thăm Trung Quốc và Mông Cổ ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Hồi cuối năm ngoái, ông Hagel cũng đã đến thăm Nhật Bản.  

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.