“Bộ trưởng phải có trách nhiệm về nợ đọng văn bản”

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cần chú trọng hơn nữa trong việc củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế bộ, ngành mình trong việc soạn thảo, trình VBQPPL của bộ, ngành mình; triển khai quyết liệt việc thi hành Nghị định về theo dõi thi hành pháp luật, trong đó có nội dung theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành VBQPPL thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ.

Liên quan đến câu chuyện ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam  cho biết, để ban hành kịp thời, bảo đảm chất lượng, hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo một số biện pháp:

Đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (kể cả trách nhiệm giải trình trước Chính phủ, trước Quốc hội) trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong theo dõi tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cần chú trọng hơn nữa trong việc củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế bộ, ngành mình trong việc soạn thảo, trình VBQPPL của bộ, ngành mình; triển khai quyết liệt việc thi hành Nghị định số 59/CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật (có hiệu lực từ ngày 1/10/2012) trong đó có nội dung theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành VBQPPL thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ.

Theo đó, khẩn trương thực hiện cơ chế mới với vai trò của Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá một cách thống nhất, thường xuyên, toàn diện tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.

ông
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam

Thực hiện nghiêm túc quy định của Luật ban hành VBQPPL, nâng cao chất lượng của luật, pháp lệnh, giảm tối đa số lượng các vấn đề cần quy định chi tiết trong các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hạn chế các vấn đề quy định chi tiết dưới hình thức thông tư liên tịch. Chỉ ủy quyền lập pháp đối với những vấn đề “liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn đề chưa có tính ổn định cao”

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành chủ trì soạn thảo, bảo đảm tiến độ và chất lượng các dự thảo văn bản quy định chi tiết, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc thực hiện Chương trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện nghiêm Quy chế làm việc và chương trình công tác của Chính phủ cần công khai các thông tin về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, thực trạng nợ đọng văn bản của các bộ, ngành.

Chủ động xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành sớm hơn chương trình xây dựng văn bản quy định chi tiết, ngay sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua luật, pháp lệnh (không chờ đến sau khi Chủ tịch nước công bố). Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng văn bản, định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm có báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ và phiên họp chuyên đề.

Quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật ở các Bộ, ngành. Đội ngũ công chức làm công tác xây dựng chính sách, pháp luật của các Bộ, ngành cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng trình độ, năng lực kỹ năng về phân tích, dự báo chính sách, về soạn thảo văn bản pháp luật.

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ kịp thời triển khai thực hiện Nghị định số 55/CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; sớm kiện toàn tổ chức, biên chế và nâng cao năng lực cho đội ngũ này; chỉ đạo việc ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế và tiêu chuẩn đối với người làm công tác pháp chế.

Đổi mới việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng VBQPPL theo hướng tăng cường kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng văn bản. Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng pháp luật theo quy định, cần thu hút các nguồn kinh phí từ các dự án các bộ đang thực hiện để tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu, xây dựng văn bản.

Nghiên cứu, tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Sửa đổi, bổ sung và hợp nhất 2 Luật ban hành VBQPPL để tạo điều kiện tốt hơn cho việc soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội quan tâm, giám sát thường xuyên đối với Chính phủ trong công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết; chỉ đạo các ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các Bộ, ngành trong quá trình soạn thảo luật, pháp lệnh,  nhất là trong qúa trình nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sau khi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến để thống nhất những nội dung của luật, pháp lệnh, trong đó có các nội dung ủy quyền quy định chi tiết thi hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Bình An (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.