Bộ trưởng Nội vụ: 'Tôi thấy rất phiền hà về việc văn bằng chứng chỉ'

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn.
(PLVN) - Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết bản thân ông cũng thấy "rất phiền hà về việc văn bằng chứng chỉ”.

Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 7/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Nội dung chất vấn ở nhóm vấn đề thứ 3 bao gồm các nội dung: sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện và xã; công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo thi nâng ngạch, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức; công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 

Sẽ có nghị quyết riêng về biên chế giáo viên

Tại phiên họp, ĐB Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang), ĐB Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) và một số ĐB khác đặt câu hỏi về vấn đề biên chế giáo viên và nhân viên y tế, nhất là trong điều kiện nước ta đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức đơn vị sự nghiệp.

Trả lời ĐB, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, hiện nay, tổng biên chế sự nghiệp khoảng 1,8 triệu người, trong đó riêng giáo viên hơn 1,5 triệu người, chiếm tỷ lệ rất lớn. Giáo viên và y tế chiếm khoảng 80% trên tổng số biên chế đơn vị sự nghiệp.

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, chúng ta lấy định mức biên chế từ năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục. 

Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các địa phương phản ánh là số giáo viên không đủ để đứng lớp, ngành y tế cũng không đủ nhân viên y tế trong các bệnh viện. 

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trình, Bộ Chính trị đã có Kết luận 9028, bước đầu giải quyết được 19 tỉnh. Trong đó, 14 tỉnh di cư tập trung ở 5 tỉnh Tây Nguyên và 14 tỉnh, thành phố lớn có khu công nghiệp tập trung giải quyết cho giáo viên mầm non có hợp đồng trước ngày 30/10/2015 theo Quyết định của tướng ở 19 tỉnh, thành, với số lượng 20.000 người.

Bộ trưởng Tân cũng cho biết, theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ đã thông báo cho 63 tỉnh, thành thống kê lại tất cả lực lượng giáo viên và lực lượng y tế trong các cơ sở điều trị từ tuyến tỉnh trở xuống còn thiếu để báo cáo. 

“Thống kê bước đầu chúng tôi nhận được 87.000 giáo viên các cấp còn đang thiếu và riêng ngành y tế thì khoảng hơn 12.000 người”, Bộ trưởng Tân cho hay. 

Theo ông Tân, Bộ Nội vụ đã có báo cáo và xin chủ trương, Thủ tướng đã giao cho Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuống xác minh cụ thể ở từng địa phương và sẽ có đề xuất với Chính phủ và Bộ Chính trị để tiếp tục bổ sung biên chế phục vụ đúng chủ trương là người học là phải có giáo viên và người bệnh thì phải có bác sỹ chăm sóc. 

Bộ trưởng Tân nhấn mạnh, gần đây, Bộ đã nhận được rất nhiều văn bản, trong đó có Hà Nội và một số tỉnh thành khác. 

Về việc này, ông đã duyệt văn bản, ngày 7/11 phát hành gửi cho tất cả các địa phương, theo đó nêu rõ việc thực hiện theo Kết luận số 9028 của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ đối với những người đang thực hiện chế độ hợp đồng từ ngày 31/12/2015 trở về trước đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí việc làm của Bộ Giáo dục quy định, có đóng bảo hiểm y tế và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian này sẽ thực hiện tuyển vào công chức nhà nước, coi như nằm trong biên chế của năm 2015.

“Việc đó giao địa phương chủ động làm và chịu trách nhiệm, thuộc thẩm quyền của địa phương. Tôi đề nghị Hà Nội cũng phải nghiêm túc như thế. Bây giờ nếu đủ điều kiện, vấn đề này có ý kiến của Bộ Chính trị rồi, Thủ tướng đã chỉ đạo rồi, các đồng chí cứ làm, còn nếu trường hợp sau khi tuyển dụng mà còn thiếu thì chúng ta thực hiện tuyển dụng không qua thi hoặc thi tuyển theo đúng tinh thần Nghị định số 161, trường hợp còn dôi dư chúng ta phải giải quyết theo chế độ”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Bộ trưởng Nội vụ cũng cho rằng không thể lấy biên chế giáo viên để tính cho biên chế cho đơn vị sự nghiệp khác được vì đây là việc đặc thù của giáo viên. Theo định mức, cũng phải có định mức theo từng vùng. 

“Riêng về giáo dục, xin phép QH là Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ một nghị định riêng về vấn đề biên chế của giáo viên để thực hiện chế độ giáo viên trong thời gian sắp tới”, Bộ trưởng Nội vụ nêu ý kiến.

Văn bằng, chứng chỉ quá phiền hà

ĐB Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) cho hay, hiện nay, việc tổ chức thi xét nâng ngạch công chức, viên chức chưa được rõ ràng, minh bạch, còn tồn tại nhiều bất cập. Yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức bởi một số lý do nhất định. 

ĐB Nguyễn Thị Phúc.
ĐB Nguyễn Thị Phúc. 

Theo ĐB, nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ thủ tục nên đã đăng ký các lớp học ngoại ngữ, tin học với thời gian thực học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không thực chất. 

Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi thi học chứng chỉ, người học lại không sử dụng đến. Chính vì vậy, mục đích có chứng chỉ chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch và gây tốn kém cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 

“Xin hỏi Bộ trưởng vấn đề này có tồn tại hay không?. Nếu có, Bộ trưởng làm thế nào để khắc phục được tính hình thức này? Có nên bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi tiến hành truy xét nâng ngạch công chức, viên chức hay không?”, ĐB chất vấn.

Trả lời ĐB, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết bản thân ông “thấy rất phiền hà về việc văn bằng chứng chỉ”.

“Không phải riêng về thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức mà quy trình bổ nhiệm hiện cũng yêu cầu tới 7 bằng cấp tiêu chuẩn, điều kiện là nhiều quá”, ông Tân nói.

Song, theo Bộ trưởng Nội vụ, vấn đề này không phải do Bộ Nội vụ đặt ra mà quy định đã được ban hành từ năm 1993.

Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm khi để một quyết định hơn 20 năm không sửa, khiến thủ tục rườm rà. 

“Bộ trưởng cam kết với Quốc hội, đến năm 2020 sau khi Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, Bộ sẽ sửa ngay quy định này và sẽ thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ, thủ tục nào”, Bộ trưởng Tân nêu rõ.

Còn vấn đề kiểm soát, ông Tân cho rằng có nhiều cách, ví dụ, tin học, ngoại ngữ phải thi trên máy tính, bài làm sát hạch bằng tiếng Anh, không cần phải có văn bằng. “Sắp tới, chúng tôi sẽ làm các phương pháp này để loại bớt đi thủ tục hành chính”, ông nói.

Tinh giản biên chế đạt được kết quả khả quan

Báo cáo trước QH trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, về sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan hành chính nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã kết hợp với việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đến nay bước đầu đã giảm được là 4 tổng cục, 11 vụ, cục, 9 đơn vị sự nghiệp của trung ương. 

Số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giảm nhiều, ví dụ như Cao Bằng giảm 3 huyện 3 và 38 xã, Thanh Hóa giảm 76 cấp xã, Hòa Bình giảm 59 xã và Phú Thọ giảm 52 xã, Hà Tĩnh giảm 48 xã…

Tinh giản biên chế đạt được kết quả khả quan trong khối hành chính nhà nước; chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cũng được nâng lên. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...